ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:12:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực cùng chính quyền phòng, chống sạt lở

Báo Cà Mau Trong năm 2023, trên địa bàn xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi xảy ra 23 vụ sụp lún, sạt lở đất, ước thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 12 vụ sụp lún, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến lộ giao thông nông thôn với chiều dài 428 m, ước thiệt hại 487,5 triệu đồng; bể bờ bao vuông tôm, chiều dài 75 m, ước thiệt hại 63,5 triệu đồng; làm hư hỏng nhà 3 hộ dân, ước thiệt hại 60 triệu đồng; làm hỏng 3 cầu nông thôn, ước thiệt hại 650 triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn xảy ra lốc xoáy làm tốc mái 19 căn nhà (trong đó sập hoàn toàn 3 căn), ước thiệt hại 218 triệu đồng.

Nhiều vụ sạt lở xảy ra vô cùng đột ngột, chỉ trong một đêm thức dậy, người dân gần như mất trắng tài sản. Ông Châu Thanh Dịu, ấp Cái Ngay, kể lại: "Gia đình tôi đang ngủ thì nghe tiếng rốp rốp. Chỉ trong chốc lát, nửa cái nhà đã ở dưới sông. May là gia đình kịp thoát ra ngoài. Tài sản mất mát cũng đau xót, nhưng an toàn của mọi người vẫn giữ được là tốt. Ở đây, rất nhiều hộ gia đình phải đối mặt với cảnh mất trắng tài sản chỉ sau một đêm. Con lộ cũng sau một đêm là sạt lở mất hết phân nửa”.

Sạt lở nghiêm trọng diễn ra ở các tuyến đường trên địa bàn xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi.

Hiểu được tính chất nghiêm trọng và diễn biến sạt lở diễn ra quá nhanh, UBND xã Thanh Tùng thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân nâng cao ý thức và chủ động phòng, tránh nguy cơ sạt lở đất, nhất là đối với một số hộ có nhà ở khu vực ven sông, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho Nhân dân. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, theo sổ tay hướng dẫn của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và triển khai đến các ngành, đơn vị liên quan biết để thực hiện. Trong đó bao gồm các nội dung: ứng phó với sạt lở, sụp lún đất theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án di dời dân ở khu vực nguy hiểm trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (cập nhật, bổ sung); phương án ứng phó mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng theo cấp độ rủi ro thiên tai; ứng phó với bão mạnh, siêu bão (cập nhật, bổ sung); phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn theo cấp độ rủi ro.

Một trong những mô hình phòng, chống sạt lở đang được chính quyền và người dân Thanh Tùng phối hợp thực hiện là mô hình trồng mắm, thực hiện từ năm 2022. Ban đầu chính quyền địa phương vận động, sau đó người dân tự ý thức thực hiện. Ðể làm kè bằng bê tông đòi hỏi chi phí rất lớn, khả năng người dân không thể làm được, thế nên phải tận dụng những cái sẵn có ở địa phương, vận động người dân cùng làm. Trồng mắm chống sạt lở, chi phí rất rẻ; thêm nữa, đây là loại cây phù hợp thổ nhưỡng địa phương và dễ trồng. Theo đó, từ khi triển khai mô hình đến nay, đa số hộ dân thực hiện rất tốt. Những tuyến đường trồng mắm đều hạn chế được tình trạng sạt lở.

Người dân trồng mắm ở bờ kè để phòng chống sạt lở, tự bảo vệ gia đình và tài sản.

Ông Nguyễn Văn Sĩ, ấp Thanh Tùng, cho biết: “Nhà tôi tự trồng cây mắm để chống sạt lở từ năm 2015. Bờ kè bê tông không ăn thua, tôi vẫn tự gia cố bằng cách trồng thêm cây mắm theo khuyến khích của chính quyền địa phương. Mình phải bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho mình trước. Thêm nữa, trồng cây cũng tăng thêm vẻ mỹ quan. Tôi trồng mắm được khoảng 2 công. Tôi cũng vận động các hộ gia đình xung quanh trồng cùng, ai cũng hưởng ứng nhiệt tình vì hiểu rõ sự nguy hại của sạt lở”.

Bên cạnh mô hình trồng mắm chống sạt lở, UBND xã Thanh Tùng liên tục rà soát, cập nhật thường xuyên, đầy đủ số hộ dân cần phải di dời, sơ tán; cập nhật phương án chi tiết để thực hiện và hiệp đồng chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm đảm bảo huy động ngay lực lượng, phương tiện, vật tư và các điều kiện cần thiết khác để ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra; xác định các điểm an toàn để di dời dân tập trung, phân tán và phân công cụ thể tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân.

Cán bộ địa phương xã Thanh Tùng cũng thường xuyên đi kiểm tra các tuyến bờ kè và động viên tinh thần tuyên truyền cho người dân nhiều phương án phòng chống thiên tai sạt lở.

Ông Lê Thế Anh, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Sạt lở hiện nay không chỉ xảy ra vào mùa nước lên theo quy luật, mà diễn ra quanh năm. Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều tuyến sạt lở quanh năm, đặc biệt là tuyến thuộc ấp Thanh Tùng và ấp Cái Ngay. Vì vậy, việc tuyên truyền người dân tự giác bảo vệ đất đai, bảo vệ tài sản của mình là rất quan trọng. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng mắm, sử dụng các vật dụng đang có ở địa phương để phòng chống sạt lở, chúng tôi cũng có văn bản chỉ đạo tuyệt đối không được lấy đất dưới lòng sông. Xử lý nghiêm đối với các hộ đặt nò, vó, lú làm cản trở dòng chảy, gây sạt lở. Ðịa phương cũng sẽ huy động các nguồn lực tại chỗ, thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” để làm tốt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn”./.

 

Lam Khánh

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.