ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 17:38:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực để không còn gia đình chính sách khó khăn

Báo Cà Mau Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình trao quà cho Mẹ VNAH Trần Thị Phỉ, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (8/2015).

Hoà bình và độc lập là ước mơ tự ngàn đời của người dân Việt Nam. Ðể có được điều này, nhiều lớp người Cà Mau đã anh dũng ngã xuống trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Ðạo lý uống nước nhớ nguồn lại được các thế hệ tiếp nối gìn giữ, trở thành một truyền thống văn hoá, thành sức mạnh để dân tộc vững bước trên chặng đường mới. Như lời ông Võ Hoàng Hiệp, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau: “Thực hiện chính sách, chế độ với những đối tượng có công với cách mạng là việc làm thiết thực nhất, cụ thể nhất tinh thần nhân văn, tính ưu việt của đất nước Việt Nam. Ðây còn là cách hành xử mang nét đẹp văn hoá riêng có của chúng ta”.

Dốc sức chăm lo đối tượng chính sách

Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình trao quà cho Mẹ VNAH Trần Thị Phỉ, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (8/2015).        Ảnh:  BĂNG THANH

41 năm sau giải phóng, Cà Mau đã có bước tiến mạnh mẽ, trở thành vùng đất phát triển năng động của cả nước. Tuy nhiên, vết thương và những di chứng chiến tranh vẫn còn đó. Ông Võ Hoàng Hiệp cho biết, toàn tỉnh có 161.760 người tham gia cách mạng, trong đó cán bộ Dân Quân Chính 103.883 người. Diện được hưởng trợ cấp hằng tháng là 20.066 người, kinh phí chi trả khoảng 28 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 2.237 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó 242 mẹ còn sống. Một điều rất đáng biểu dương là các mẹ đều được các ngành, địa phương, tổ chức nhận phụng dưỡng suốt đời.

Ông Hiệp bộc bạch: “Kết quả thực hiện chính sách của Cà Mau trong thời gian qua là sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đời sống của các gia đình có công với cách mạng không ngừng phát triển. Biểu hiện rõ nhất là vào cuối năm 2014, toàn tỉnh chỉ còn 63 hộ chính sách còn nghèo, riêng  2 huyện: U Minh và Thới Bình đã không còn đối tượng diện này”.

Ðến năm 2015, về cơ bản Cà Mau đã xoá nghèo đối với các gia đình chính sách, tuy nhiên, khi áp dụng chuẩn nghèo mới, thống kê cho thấy còn trên 500 hộ thuộc diện khó khăn, cần trợ giúp. Ông Hiệp khẳng định: “Các gia đình chính sách sẽ được tập trung nhiều nguồn lực, thực hiện quyết liệt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo”. Các địa phương đã tính đến phương án nhận đỡ đầu, hỗ trợ về vốn, phương thức sản xuất và riêng những đối tượng đặc biệt sẽ đưa vào diện bảo trợ.

Toàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã làm rất tốt việc giải quyết nhà ở cho đối tượng chính sách. Từ năm 1987 đến nay, đã có hơn 11.200 căn nhà được xây dựng, trong đó có 1.200 căn là vốn Chính phủ, còn lại tỉnh tự vận động. Tổng số tiền chăm lo nhà ở người có công ước tính khoảng 250 tỷ đồng.

Ông Hiệp thông tin thêm: “Việc vận động xây dựng nhà cho đối tượng chính sách được xã hội đồng thuận cao, tuy nhiên, do điều kiện trước đây, nhiều căn nhà chỉ mang tính tình thế, đầu tư thấp, đến nay một số lượng không nhỏ đã bị hư hại, cần xây dựng mới”. Theo rà soát, toàn tỉnh còn hơn 5.000 đối tượng cần hỗ trợ về nhà, phần lớn là nhu cầu xây mới. Ông Hiệp khẳng định: “Trong giai đoạn 2016-2017 phải giải quyết xong vấn đề nhà ở để người có công có điều kiện thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống”.

Dù đã hết sức nỗ lực, song đánh giá một cách tổng thể: “Việc thực hiện các chế độ, chính sách với người có công vẫn chưa thể nói là đầy đủ”, ông Hiệp đánh giá. Nguyên do là trước đây, trong điều kiện kinh tế đất nước khó khăn, hỗ trợ chế độ thấp, nhiều người không quá “mặn mà”. Còn với trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, tỉnh Cà Mau đang thụ lý 47 hồ sơ. Hồ sơ thương binh, liệt sĩ còn 418 bộ đang chờ xác minh để công nhận. Ðối tượng bị tù đày còn hơn 1.500 người, trong đó đã giải quyết hơn 1.200 trường hợp.

Vẹn tròn đạo lý

Năm Căn là một trong những địa phương thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người có công. Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thông tin: “Ðối tượng chính sách, người có công được các cấp lãnh đạo quan tâm, thông qua những việc làm thiết thực, ý nghĩa, phát huy được truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tặng 1.782 suất quà vào dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện, với số tiền 373.900.000 đồng; thực hiện chi trả trợ cấp cho 627 người có công với cách mạng, với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng".

Lực lượng cựu TNXP dâng hương tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phòng đã tham mưu UBND huyện tổ chức viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, Nhà Niệm hương Khu Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai, có trên 200 lượt cán bộ, công chức viên chức và đông đảo Nhân dân của 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển tham dự. Trong dịp này, Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) tài trợ 100 suất quà cho hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, tổng giá trị 30 triệu đồng (300.000 đồng/suất). Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND thị trấn Năm Căn tiến hành bàn giao nhà Tình nghĩa cho hộ bà Nguyễn Thị Ánh, Khóm 8.

Tuy chưa được phân bổ nguồn vốn xây dựng nhà theo theo Quyết định số 22/2013/QÐ-TTg, nhưng Năm Căn đã ứng vốn xây 18 căn nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Ðến nay đã bàn giao 14 căn ở các đơn vị gồm thị trấn Năm Căn, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Ðất Mới, Tam Giang và Tam Giang Ðông.

Một điều hết sức phấn khởi là các gia đình chính sách của huyện Năm Căn về cơ bản đã có cuộc sống ổn định, không còn trường hợp khó khăn. Bà Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ: “Huyện sẽ nhanh chóng rà soát và tiếp tục thực hiện chế độ đối với các đối tượng người có công, gia đình chính sách”. Theo chỉ đạo của tỉnh Cà Mau, các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề hỗ trợ về vật chất - tinh thần, phải liên tục rà soát, việc thực hiện chế độ sai hoặc thiếu phải giải quyết triệt để trong thời gian tới./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.