ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 03:24:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi ươm mầm tình yêu biển đảo

Báo Cà Mau (CMO) Trong sân trường rộng thoáng, một cột mốc chủ quyền được xây dựng khang trang khiến ai ngắm nhìn đều cảm thấy dâng lên nhiều xúc cảm, niềm tự hào chủ quyền đất nước. Việc đặt để biểu tượng cột mốc chủ quyền biển đảo trong trường học cũng là cách để các trường trên địa bàn tỉnh hiện thực hoá công tác giáo dục cho học sinh tình yêu biển đảo bằng những hình ảnh trực quan, sinh động.

Hoạt động ngoài giờ tại Trường Tiểu học Cái Nước 1 càng thêm sinh động, thu hút khi cô giáo Phan Hồng Vân, giáo viên Trường Tiểu học Cái Nước 1, thuyết trình cho các em học sinh về 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ý nghĩ của các em, Hoàng Sa và Trường Sa là vùng đất xa xôi, nhưng đứng dưới mô hình cột mốc chủ quyền được đặt trong khuôn viên trường thì khoảng cách giữa nơi đảo xa và đất liền như được xích lại gần hơn. 

Các em học sinh Trường THCS Tam Giang chăm chú nghe thầy giảng bài bên mô hình đảo Trường Sa Lớn.

Cô Phan Hồng Vân chia sẻ: “Bằng hình ảnh trực quan sinh động, việc giảng dạy cho các em về 2 quần đảo trở nên dễ dàng, nhất là trong các môn Lịch sử, Địa lý. Kết hợp với phương pháp trình chiếu, việc tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn, tạo sự hứng thú trong học tập”. 

Thầy Nguyễn Thanh Hồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Nước 1, thông tin, cột mốc chủ quyền biển đảo của Trường Tiểu học Cái Nước 1 được khởi công xây dựng từ năm 2015, đây là công trình thừa hưởng từ Trường THPT Cái Nước trước đây, với kinh phí xây dựng 50 triệu đồng từ nguồn quỹ do Đoàn trường THPT Cái Nước đóng góp. Không chỉ là điểm nhấn khác biệt giữa sân trường, nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cũng được nhà trường tổ chức tại đây. 

Em Tô Lâm Nhã Uyên, lớp 5A1, Trường Tiểu học Cái Nước 1, bộc bạch: “Trước đây chúng em chỉ biết 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua sách vở, qua cột mốc cùng bài dạy của cô, em biết được vị trí của 2 quần đảo cũng như các yếu tố địa lý, địa hình khác. Tình yêu biển đảo với em rất lớn lao, em mong ước một ngày mình được đặt chân đến đó”. 

Tương tự, tại Trường THCS Tam Giang (huyện Năm Căn), mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa vừa được xây dựng trong năm học 2019-2020. Mô hình không chỉ được sử dụng như công cụ hỗ trợ công tác dạy học các bộ môn khoa học xã hội như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, đặc biệt còn ghi dấu quá trình đổi thay về cơ sở vật chất của ngôi trường vùng sâu, tiến tới việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất. 

Cô Trần Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Tam Giang, chia sẻ: “Đây là một trong những công trình mà tôi và thầy cô trong trường đã ấp ủ, tâm huyết từ lâu. Mô hình này vừa giúp các em nhận diện được lãnh thổ của Việt Nam, vừa nuôi dưỡng cho thế hệ tương lai lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc". 

Không chỉ đơn thuần là hình ảnh cột mốc quen thuộc với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ, thầy cô tại đây còn vô cùng sáng tạo khi xây dựng công trình này như đảo Trường Sa thu nhỏ với nhiều hình ảnh mô phỏng ngọn hải đăng, những căn nhà nhỏ, hay những hàng phi lao vươn mình trước nắng gió, bao bọc xung quanh là bãi cát trắng. Chưa bao giờ một phần ruột thịt của Tổ quốc lại gần gũi, thân thương đến thế, nhất là ở môi trường đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Những công trình này sẽ nối dài cánh tay lan toả thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước đến các em học sinh./.

Hữu Nghĩa

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".