ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 06:03:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

NSND Minh Vương: Cống hiến cho nghệ thuật là lẽ sống

Báo Cà Mau

NSND Minh Vương khẳng định danh hiệu và tình cảm của khán giả là hai thứ trân quý của cuộc đời người nghệ sĩ. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Chào NSND Minh Vương, nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật, cảm xúc của ông như thế nào?

NSND Minh Vương: Tôi có chút bồi hồi. Ðã 6 thập kỷ tôi ăn cơm của Tổ và được khán giả yêu thương, là một cái phúc. Sân khấu cải lương của chúng tôi đi từ hoàng kim đến những cung bậc thăng trầm. Tôi và nhiều anh chị em chứng kiến khi rực rỡ cũng như lúc bão hoà. Có lúc, chúng tôi và cải lương rất bi quan, bị ảnh hưởng và thua thiệt rất nhiều so với các loại hình giải trí khác. May mắn là mỗi năm, chúng tôi được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sự cổ vũ tinh thần rất lớn cho đội ngũ văn nghệ sĩ. Một điều trân quý nữa là, khán giả ở mọi lứa tuổi chưa bao giờ quên lãng cải lương, không rời bỏ tuồng cổ. Khán giả vẫn ở đây, vẫn ủng hộ những vở hay và người nghệ sĩ miệt mài làm nghề. Tôi hy vọng thời gian tới, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn, để sân khấu cải lương có thêm điều kiện tốt phát triển, sống cùng nhịp sống thời đại mới, phục vụ tốt hơn cho khán giả.

- Sự bứt phá của ông là nhờ bản thân hay nhờ có bạn diễn "hợp rơ"?

NSND Minh Vương: Những vai diễn sau năm 1975, tôi được các đạo diễn như: Ngô Y Linh, Huỳnh Nga, Ðoàn Bá, Ca Lê Hồng, Trần Minh Ngọc... trao truyền nhiều bài học kinh nghiệm quý, giúp tôi có sự bứt phá trong diễn xuất, biết thế nào là ca và diễn nội tâm. Bên cạnh kinh nghiệm sân khấu tích luỹ, giọng ca trời cho và sự nỗ lực của bản thân, tôi không phủ nhận mình may mắn vì có bạn diễn ăn ý là Lệ Thuỷ. Hai chúng tôi có nhiều điểm chung trong sự phấn đấu nghề nghiệp. Năm 1964, tôi đoạt Khôi Nguyên vọng cổ thì Lệ Thuỷ đoạt Huy chương Vàng triển vọng giải Thanh Tâm; sau này cả hai nhiều năm liền đoạt giải Mai Vàng của báo Người Lao Ðộng.

Những nhân vật trên sân khấu là linh hồn của vở diễn, là người thay mặt tác giả và đạo diễn truyền đạt cho khán giả hiểu rõ thông điệp và ý đồ của những người dàn dựng... Vậy nên, nghệ sĩ diễn xuất phải đạt và tạo được "cái tình" trên sân khấu, mới khiến khán giả say đắm.

NSND Minh Vương khẳng định ông may mắn có người bạn diễn ăn ý như Lệ Thuỷ. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Ông đánh giá thế hệ nghệ sĩ trẻ hiện tại tiếp nối nghệ thuật cải lương như thế nào?

NSND Minh Vương: Tôi có cái duyên được làm giám khảo các cuộc thi cải lương như: Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng... khá nhiều năm. Tôi hay trao đổi và góp ý với các em, các cháu về kiến thức nghề, kỹ năng ca diễn, để tụi nhỏ thêm tự tin và bản lĩnh sân khấu. Tôi thấy ấm lòng vì các em, các cháu rất say mê nghề, vững tâm, quyết liệt theo đuổi nghệ thuật cải lương, dù bây giờ thánh đường sân khấu đối mặt nhiều khó khăn và khán giả cũng phân tán nhiều cho các loại hình nghệ thuật khác. Các nghệ sĩ trẻ sẽ vất vả hơn thế hệ cha chú để có được chỗ đứng trong lòng khán giả.

Thêm nữa, nghệ sĩ tài sắc cũng phải có bạn diễn xứng đào, xứng kép. Ðiều này hiếm lắm. Bạn diễn phải hiểu ý, hợp giọng, ca diễn mùi, tình tứ, để khi bước ra là khán giả phải vỗ tay, phải đinh ninh là yêu thật, thương thật. Hiện tại, sân khấu không sáng đèn thường xuyên, các video cải lương cũng không thực hiện nhiều... đồng nghĩa sự tương tác không có. Chúng tôi ngày xưa ngày nào cũng diễn, cũng hát, cũng gặp mặt... nên có sợi dây gắn kết. Nhiều khi bạn diễn không cần nói cũng hiểu đối phương muốn gì, vậy là tung hứng tự nhiên, "ăn rơ" lắm.

Tôi mong dù khó, dù khổ, các nghệ sĩ trẻ vẫn cứ nhiệt huyết; tình yêu của các em, các cháu đối với nghệ thuật, con đường sân khấu đã chọn luôn cần được hun đúc, trui rèn, sáng tạo mỗi ngày.

- Nhiều năm qua, ông giữ sức khoẻ và làn hơi cao khoẻ của mình như thế nào để luôn hát trực tiếp được trên sân khấu?

NSND Minh Vương: Ðã 12 năm kể từ ngày ghép thận, tôi cố gắng ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ. Mỗi ngày, tôi dậy lúc hơn 6 giờ, tập thể dục, thư giãn, chăm sóc cây kiểng. Sau đó, tôi dành nhiều thời gian sum vầy với con cháu, thi thoảng gặp gỡ vài người bạn để chia sẻ tâm tình, nhắc nhớ kỷ niệm vui trong nghề... Mỗi khi nhận show biểu diễn, tôi dành thêm thời gian trong ngày để tập dượt, ôn lại lời bài hát, ca trích đoạn, luyện câu ca cổ dài... Tôi chọn cách sống vui, sống khoẻ. Tâm lý thoải mái, sức khoẻ ổn định, tự khắc làm nghề cũng thoải mái và hết mình hơn.

Với tôi, đi hát và tiếp tục làm nghề để cống hiến cho nghệ thuật là lẽ sống. Ðây cũng là cách mà tôi muốn trả ơn Tổ nghiệp, trả ơn đông đảo khán giả luôn yêu thương, ủng hộ tôi. Nhiều năm qua, khán giả luôn là động lực tinh thần rất lớn của nghệ sĩ. Tuy nhiên, với những lời mời của nhiều chương trình, show diễn, tôi phải cân nhắc khi nhận lời, vì còn tuỳ thuộc vào sức khoẻ lúc đó như thế nào.

- Theo ông, sân khấu cải lương bây giờ cần điều gì để phát triển?

NSND Minh Vương: Sân khấu muốn phát triển, không thể thiếu vai trò của nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ tài năng. Ðể có được đội ngũ nghệ sĩ hùng hậu, tài năng, hấp dẫn khán giả, sân khấu rất cần những chính sách hợp lý trong việc phát hiện, thu hút nhân tài. Ðồng thời, các thế hệ đi trước cũng cố gắng khuyến khích, động viên trong khả năng của mình đối với các nghệ sĩ trẻ.

- Ông có nghĩ mục tiêu lớn nhất của người nghệ sĩ là những danh hiệu như NSND, NSƯT không?

NSND Minh Vương: Tôi nghĩ việc đạt được danh hiệu NSND hay NSƯT và cả tình yêu của khán giả đều quan trọng như nhau. Những cơ chế trong việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đều đã được Nhà nước quy định rõ ràng, nghệ sĩ muốn xét thì cứ nộp hồ sơ. Các danh hiệu là điều đáng quý đối với mỗi người nghệ sĩ, là bằng chứng cho thấy họ đã sống và cống hiến cho nghề nhiều như thế nào. Tôi muốn nhấn mạnh là, ngoài các danh hiệu, điều hạnh phúc của người nghệ sĩ là được khán giả yêu thương, trân trọng và công nhận. Có những nghệ sĩ cả đời chưa được danh hiệu nhưng vẫn là ông hoàng không ngai trong lòng khán giả và lưu danh trong nghệ thuật cải lương.

- Cảm ơn NSND Minh Vương về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh

 

Đăng ký khóa học đàn piano người lớn

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.