ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:02:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nước lọc... "không sạch"

Báo Cà Mau (CMO) Nước uống đóng chai, bình, nước tinh khiết, nước lọc ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi cũng như giá cả hợp lý. Nắm bắt được thị hiếu, nhiều cơ sở sản xuất nước được ra đời để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, với giá thành rẻ, liệu nước lọc, nước tinh khiết có thực sự đảm bảo chất lượng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Suối Tiên tại Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau, do ông Lê Quang Vinh làm chủ, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện tất cả khâu quy trình sản xuất cho đến chiết rót, đóng gói thành phẩm và chở đi tiêu thụ đều gói gọn trong phạm vi vài chục mét vuông.

Cơ sở vật chất của cơ sở Suối Tiên không đảm bảo an toàn vệ sinh (ảnh chụp tại phòng chiết rót).

Bên ngoài cơ sở, các phế phẩm như bình cũ, bao ni-lông, nhãn thương hiệu, nắp chai vứt ngổn ngang mà không hề có biện pháp xử lý rác thải. Tại khu vực chiết rót, xử lý thành phẩm, trần nền bám bụi, đầy rác thải sinh hoạt, khu vực rửa, thanh trùng bình, chai ộp ẹp, các ống dẫn nước đều bị ố vàng, rỉ sét.

Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý cơ sở thì tất cả đã hết hiệu lực (từ tháng 1/2018), giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP đều không có. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở chưa xuất trình được cây đo TDS. Điều đáng nói hơn, cơ sở này được nhượng quyền kinh doanh từ một người khác nhưng đến nay ông Vinh vẫn chưa hoàn tất thủ tục sang nhượng.

Các sản phẩm không được đóng dấu hạn sử dụng đúng theo ngày sản xuất.

Ông Lê Quang Vinh, chủ cơ sở sản xuất nước đóng chai Suối Tiên, cho biết: “Trung bình mỗi ngày cho ra gần 100 bình nước lọc loại 20 lít để giao các đại lý phân phối với giá từ 6.000 đồng/bình. Cơ sở chỉ do hộ gia đình thực hiện nên các khâu vệ sinh còn hơi bừa bộn”.

Tiếp tục kiểm tra Công ty TNHH MTV Sản xuất, thương mại và dịch vụ Lavina, Phường 1, TP. Cà Mau, chuyên sản xuất nước đóng chai quy mô lớn, thì các điều kiện, phòng sản xuất tương đối đảm bảo, tuy nhiên, các bình nước cũ sau khi thu về vẫn còn vứt ngổn ngang trên sàn nhà gây mất thẩm mỹ cũng như mất vệ sinh, gây cản trở khu vực sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ cơ sở, chia sẻ: “Do mưa đầu mùa nên sấm chớp đã làm hư hại hệ thống dàn đèn tia cực tím tại khu vực vệ sinh bình, chai, cơ sở sẽ nhanh chóng lắp lại các thiết bị đã hư hại”.

Được biết, phần bình nước được tái sử dụng để chứa nước, nhưng sau khi thu về các cơ sở vứt ngổn ngang và không có biện pháp che chắn giữa bình cũ và bình mới. Nếu có được tái sử dụng thì liệu các bình cũ này có được xử lý thanh trùng đúng quy định hay chỉ được tân trang vẻ ngoài để đánh lừa khách hàng?

Cần xử lý nghiêm

Hiện nay hơn 80% người tiêu dùng có thói quen dùng nước lọc, nước tinh khiết đóng chai, bình để sinh hoạt hằng ngày. Không quan tâm chất lượng sản phẩm, nguồn cung ứng, chỉ cần giá rẻ, có nhãn mác, đóng gói là người sử dụng an tâm và tin dùng. 

Ông Phạm Văn Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết: “Qua kiểm tra, các cơ sở đều vi phạm tuỳ mức độ ít hay nhiều. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, đoàn phát hiện một lỗi lớn mà hầu như cơ sở nào cũng mắc phải là sản phẩm không có hạn sử dụng trước và sau khi tiêu thụ, chỉ khi có đoàn kiểm tra thì chủ cơ sở mới làm để đối phó với lực lượng chức năng”.

Mặc dù được trang bị hệ thống la bo, xà bông tiệt trùng, thiết bị bảo hộ lao động để vệ sinh khu vực chiết rót, nhưng qua quan sát thì các chủ cơ sở không sử dụng đến. Lượng nước được sản xuất nhiều, đại trà để phòng thiếu hụt nhưng khâu bảo quản chưa được kiểm soát, hạn sản xuất, sử dụng không được in trên bao bì. 

Ông Hưng khuyến cáo: “Chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm, triệt để các cơ sở sản xuất có hành vi gian lận, mất vệ sinh trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống. Riêng những cơ sở sai phạm mức độ nhẹ, chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở và hậu kiểm tra về sau. Người tiêu dùng nên chọn các nhãn hiệu nổi tiếng, quen thuộc đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế, tránh sử dụng những sản phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc những sản phẩm nhìn bằng mắt thường đã thấy kém vệ sinh”./.

Sau đợt kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất nước đóng chai Suối Tiên do ông Lê Quang Vinh làm chủ, yêu cầu ông khắc phục các lỗi vi phạm và giải quyết nhanh chóng triệt để khu vực rác thải thành phẩm cạnh cơ sở để trả lại mỹ quan đô thị cũng như bảo vệ môi trường xung quanh các hộ dân cư sinh sống.

Ngô Nhi

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).