ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 12:36:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau (CMO) Tháng 7/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển triển khai mô hình nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Qua gần 8 tháng nuôi thử nghiệm, mô hình đạt hiệu quả cao, giúp người dân vùng ven biển tăng thu nhập.

Tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, chương trình đã hỗ trợ 1.300 con vịt giống cho 13 hộ dân. Mỗi hộ được hỗ trợ 100 con vịt giống, 30% thức ăn ban đầu và thuốc thú y, vắc-xin phòng bệnh; tổng kinh phí hỗ trợ hơn 78 triệu đồng.

Mô hình nuôi vịt biển mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông Mai Văn Phương.

Trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều hộ dân được nhận hỗ trợ cho biết, vịt biển ít dịch bệnh so với nuôi vịt vùng nước lợ, nước ngọt và phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán chăn nuôi vịt của hộ nông dân tại các vùng mặn, ven biển. Việc thực hiện mô hình đã góp phần nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, giải quyết lao động nhàn rỗi của người dân ở nông thôn. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Theo đó, từ 100 con vịt giống được hỗ trợ, đến nay mỗi hộ đã triển khai nuôi được lứa thứ 3. Hiện tại, mỗi con vịt biển của các hộ nuôi đều có trọng lượng trung bình trên 2,5 kg/con, tỷ lệ đẻ trứng đạt trên 80%, tỷ lệ nuôi sống khi xuất chuồng toàn đàn đạt 98%. Vịt từ 1 tháng 20 ngày tuổi từ 2,4-2,6 kg/con, nuôi trong vòng 2,5 tháng trọng lượng vịt trung bình từ 2,8-3,1 kg/con, thấp nhất 2,6 kg/con. Điều này cho thấy nông dân đã áp dụng đúng quy trình từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn…

Ông Mai Văn Phương, Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Sau hơn 2 tháng nuôi, trừ các khoản chi phí, mỗi hộ nuôi vịt biển thu lãi từ 4-5 triệu đồng. Gia đình tôi tốn gần 9 triệu đồng để nuôi 100 con vịt biển. Nguồn thức ăn cho vịt chủ yếu là lúa, cám. Thời điểm này, lúa có giá 7.000 đồng/kg, khoảng 50 kg lúa thì đàn vịt ăn trong 3 ngày. Dự kiến, khoảng hơn 1 tháng nữa gia đình tôi sẽ xuất bán 96 con vịt thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay 55.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi khoảng 5 triệu đồng”.

Ông Đỗ Quang Thọ, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Giống vịt biển đạt chất lượng tốt, tăng trọng nhanh, đồng đều, cho năng suất cao thích nghi phát triển tốt tại nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các vùng thường xuyên nhiễm mặn. So với nuôi vịt truyền thống trước đây vẫn tốt hơn, ít hao hụt đầu con, dù có rớt giá không đến mức lỗ".

Lợi thế của vịt biển là giống vịt có thể nuôi thịt hoặc nuôi đẻ trứng. Một ưu điểm khác là vịt có thể sống trong vùng nước mặn, uống được nước mặn từ 8-10‰.

Với đặc tính dễ nuôi, thích nghi tốt với vùng mặn, vịt biển là đối tượng nuôi hứa hẹn sẽ mạng lại thu nhập cao cho bà con vùng ven biến nói riêng và bà con chăn nuôi trong toàn tỉnh nói chung trong thời gian tới.

"Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như giá thức ăn tăng cao, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, giá thấp nên lợi nhuận chưa cao, nguồn con giống không có sẵn tại địa phương nên nông dân khó liên hệ mua con giống để nuôi tiếp. Các ngành cần quan tâm và chính sách ưu đãi đối với những hộ chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học như hỗ trợ giống, kỹ thuật, vay vốn, tìm nguồn bao tiêu sản phẩm", ông Thọ trăn trở.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Rạch Gốc Nguyễn Minh Dẽn cho biết: “Đa số các hộ nuôi đã áp dụng đúng quy định chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, từng bước cải thiện năng suất hơn so với việc chăn nuôi vịt truyền thống. Bên cạnh đó, tránh được tình trạng mua vịt không có nguồn gốc rõ ràng. Địa phương định hướng hỗ trợ thêm và nhân rộng mô hình nuôi vịt biển cho bà con nông dân để phát triển kinh tế”.

Việt Mỹ

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.