ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-4-25 16:18:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển khoa học công nghệ: Chính sách đặc thù cần đi kèm cơ chế đặc biệt

Báo Cà Mau Thực hiện Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/2, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cùng với các chính sách đặc thù, cần bổ sung các cơ chế đặc biệt đối với hoạt động khoa học công nghệ.

Toàn cảnh phiên họp.

Tổ 8 gồm các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Tp. Cần Thơ.

Tham gia thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với những cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và quan điểm, mục tiêu đã được nêu tại Tờ trình của Chính phủ.

Các ý kiến cũng bày tỏ hy vọng, sau khi được Quốc hội thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. 

Các đại biểu tại phiên họp/

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho biết, hồ sơ dự thảo Nghị quyết về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động chính sách chưa có tính định lượng trong khi nhiều chính sách đề xuất thí điểm lại liên quan đến lĩnh vực tài chính, đầu tư. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương bổ sung thông tin.

Cùng với đó, có ý kiến đề nghị thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, cụ thể chỉ điều chỉnh cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với một loại hình công nghệ nhất định, không nên quy định chung chung như Điều 1 dự thảo Nghị quyết; đề nghị chỉ nên tập trung vào 03 nội dung: nguồn lực tài chính, quy trình, thủ tục và con người; ý kiến khác cho rằng, cơ chế quỹ, thương mại hóa và đầu tư mạo hiểm là 03 nhóm chính sách rất cần thiết phải quy định tại dự thảo Nghị quyết.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu/

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được triển khai quyết liệt. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nỗ lực trong thời gian ngắn để xây dựng nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Khẳng định muốn phát triển nhanh, bền vững thì cần phải dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trước hết cần tháo gỡ về mặt thể chế để giải quyết trước mắt một số khó khăn, vướng mắc để Nghị quyết 57 đi ngay vào cuộc sống. Tiếp đến, cần tiến hành sửa một loạt luật liên quan ngân sách, thuế, doanh nghiệp, khoa học công nghệ…

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cho biết, cùng với các chính sách đặc thù, cần bổ sung các cơ chế đặc biệt. Trước hết là cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vì hạ tầng này hiện còn rất yếu. Nguồn lực cần rất lớn nên phải có cơ chế huy động nguồn từ hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, xã hội và người dân.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

Cùng với đó, cần cơ chế đặc biệt cho quản lý, cụ thể như: đầu tư công, quản lý tư (Nhà nước đầu tư hạ tầng khoa học công nghệ nhưng giao tư nhân quản lý); lãnh đạo công, quản trị tư (Nhà nước thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát kiểm tra, còn quản trị giao cho doanh nghiệp)… Thêm vào đó, cần có cơ chế đặc biệt cho nhà khoa học và công trình khoa học thương mại hóa được. Phân cấp, phân quyền có thể đến các tỉnh, thành phố, bộ ngành, thậm chí tới các chủ thể có liên quan. Xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm thủ tục hành chính để quản lý hiệu quả tổng thể.

Dự thảo mới đề cập miễn trừ trách nhiệm cho người soạn thảo chính sách, nhưng khâu thực hiện mới là khó và còn yếu. Do đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nếu không có cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực hiện thì lại dẫn đến sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không muốn làm. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho người thực hiện chứ không chỉ với người thiết kế chính sách, như thế mới toàn diện.

Một cơ chế đặc biệt khác được Thủ tướng Chính phủ đề cập là cơ chế thu hút nguồn nhân lực. Như thu hút nhân lực để phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài về Việt Nam, vào Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, bằng chính sách thuế, phí, nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động…

Đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phát biểu.

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đề nghị bổ sung khoản 1, Điều 7 của dự thảo Nghị quyết nội dung: ưu tiên cấp kinh phí từ Ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ. Đại biểu cho rằng, cùng với chính sách sử dụng chuyên gia, nhà khoa học, cần thiết phải ưu tiên bố trí kinh phí để đào tạo chuyên gia, thậm chí cử người đi học tập tại các nước để về phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của nước nhà cả trong giai đoạn trước mắt lẫn lâu dài.

Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập, đại biểu cho rằng dự thảo Nghị định đã trao nhiều quyền chủ động cho các tổ chức này, nhất là chủ động xác lập tổ chức bộ máy, người đứng đầu được chủ động trong công tác tuyển dụng, sử dụng nhân lực. Đại biểu cho rằng cần có cơ chế để đảm bảo người được sử dụng, bố trí làm việc trong tổ chức khoa học công nghệ công lập đáp ứng tốt yêu cầu, đạt được hiệu quả công việc, phù hợp với vị trí việc làm được sắp xếp.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương, Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ phát biểu.

Phát biểu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Phương, Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ cho biết, dự thảo Nghị quyết đã có quy định về áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung: Tổ chức chủ trì được tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí từ công lao động để thuê chuyên gia trong trường hợp cần thiết, mức thuê chuyên gia do Tổ chức chủ trì tự quyết định và đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu cho rằng có những lĩnh vực rất cần có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, nên khoản 1 Điều 8 cần ghi rõ là “chuyên gia trong và ngoài nước”, để có cơ sở giải quyết các vướng mắc liên quan đến thủ tục như visa, giấy phép lao động… qua đó đảm bảo huy động được nguồn lực trí tuệ phục vụ sự phát triển khoa học công nghệ quốc gia./.

 

Nguồn: quochoi.vn

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025

Ngày 01 tháng 4 năm 2025, Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm có Công văn số 671/MTTW-BTC về việc tham gia hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025 (viết tắt là Giải Báo chí).

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện để bố trí ở cấp xã, có thể tăng cường cán bộ cấp tỉnh về xã

Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

Tỉnh Cà Mau sẽ có 39 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Để hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chiều nay (16/4), Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại chủ trì Hội nghị Tỉnh uỷ cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030" (Đề án).

Triển khai thực hiện ngay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Ngày 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII (Nghị quyết) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến toàn quốc (hơn 21.000 điểm cầu, hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Việt Nam và Ethiopia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Chiều 15/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến đại diện các bộ ngành, cơ quan của hai nước ký kết, trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 4 năm 2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.