ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 12:54:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phía sau những cơn lốc xoáy, mưa dầm

Báo Cà Mau (CMO) Cây cối đổ ngã, nhà cửa tan hoang, tốc mái, rau màu xơ xác, ngập úng là cảnh tượng còn sót lại sau những trận mưa lớn kéo dài vừa qua kèm theo dông lốc tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh. Hậu quả để lại không chỉ thiệt hại về tài sản, mà còn là nỗi lo sợ về tình hình thiên tai mà trước nay họ chưa từng thấy.

Nhớ lại cơn lốc xoáy đêm 12/7 vừa qua đã cuốn phăng đi mái tol nhà mình, ông Lượng Văn Tánh, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa hết bàng hoàng: “Lúc đó khoảng hơn 8 giờ tối, cả nhà đang xem ti-vi, trời mưa, chợt nghe tiếng hú rền, chỉ vài phút sau đó cơn lốc xoáy mạnh đã tới làm tol đổ xuống. Tôi đem 2 đứa nhỏ chui vội xuống gầm giường, tol theo đó rớt xuống, cũng may không ai bị thương, giờ nhớ lại vẫn thấy sợ. Sống ở đây mấy chục năm rồi, giờ mới biết lốc xoáy đáng sợ thế nào”.

Thiệt hại nặng

Cặp nhà ông Tánh, cơn lốc xoáy còn “bứng” ngôi nhà cấp 4 vừa cất 2 năm trước của anh Trần Văn Nhỏ xê dịch đi khoảng hơn 5 tấc, vườn chuối nhà anh ngã rạp, cây cối trồng đã nhiều năm cũng tróc gốc, đổ ngã. Nhiều nhà xung quanh cũng trong tình cảnh tương tự.

Dưới những tia nắng xuyên qua mái nhà trống huơ do lốc xoáy, em Trần Ý Như, 8 tuổi, lật từng trang sách vở đã ướt để phơi lại cho khô. Bà Đoàn Thị Mực, bà ngoại cháu Như, chia sẻ: “Cha mẹ con bé đi Bình Dương làm hết rồi, chỉ còn 2 chị em nó ở lại với tôi. Cũng may lúc xảy ra lốc xoáy nó ở bên đây, không thôi không biết sẽ như thế nào”.

Mưa lớn kéo dài kèm dông lốc còn làm ảnh hưởng lớn đến rau màu của bà con trên địa bàn. Nhanh tay nhặt mót mớ dưa leo còn sót lại trên giàn, anh Lượng Văn Quyền, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, nói với vẻ mặt buồn so: “Nước chỉ ngập lé đé thôi nhưng gió quật mạnh làm sập giàn, tróc gốc toàn bộ, đợi nắng lên dọn dẹp lại trồng cái mới chứ đâu cứu vãn gì được nữa. Mới bẻ được 3 lần bán hơn 3 triệu đồng mà chi phí tính ra trên 7 triệu đồng. Nếu không sập, thu hoạch chắc cũng gần 30 triệu đồng”.

Anh Lượng Văn Quyền, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời đang mót những trái dưa leo còn sót lại do dông lốc, ngập úng làm thiệt hại.

Bên kia con kinh, giàn khổ qua của bà Nguyễn Thị Bé Nhỏ, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc cũng bị thiệt hại cũng khoảng 3.000 m2 do ngập úng. Bà Nhỏ than: “Trồng màu mới được 2 năm nay thôi, thấy hiệu quả lại tận dụng được đất trống, vậy mà cứ tới mùa này lại mưa liên tục. Chỉ mới hái được 2-3 đợt là tiêu hết rồi, chưa kịp lấy lại vốn”.

Chỉ tay về giàn khổ qua vàng úa, bà Nhỏ nói tiếp: “Thấy tiếc nên 2-3 ngày trước còn hái được chút ít, bán tháo bán đổ, giờ héo hết rồi. Mặc dù nước không ngập sâu như đợt tháng 8 năm ngoái, nhưng do mưa kéo dài, rễ bị úng nên không thể khắc phục được”.

Nhiều hoang mang, lo ngại

Mỗi năm, huyện Trần Văn Thời xuống giống rau màu khoảng 3.000 ha, riêng năm nay, đến thời điểm này diện tích đạt gần 1.300 ha. Trong đó, Khánh Lộc là một trong những địa bàn trồng nhiều rau màu so với các xã khác và cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất những ảnh hưởng do lốc xoáy và mưa.

Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, lo lắng: “Rau màu là mô hình canh tác truyền thống của bà con vùng ngọt để tăng thêm thu nhập. Qua kiểm tra chỉ có 1 đơn vị báo lên là xã Khánh Lộc thiệt hại hơn 5 ha. Tuy nhiên, diện tích rau màu toàn huyện đều bị ngập, khả năng thiệt hại cao”.

Không chỉ rau màu, lúa hè thu của huyện cũng nằm trong tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2018, toàn huyện xuống giống 28.000 ha, lúa hiện đang giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Tuy nhiên, mưa lớn kéo dài khiến một số nơi ngập sâu, thiệt hại trắng thì chưa ghi nhận nhưng diện tích ngập sâu chiếm khoảng 6.000 ha, tập trung ở 2 xã Khánh Hưng và Khánh Bình Đông. Dự báo khả năng ảnh hưởng đến năng suất rất lớn.

Ông Duy Quốc Tuấn trần tình: “Mới 6 tháng đầu năm thôi nhưng mưa to khá nhiều, sớm hơn năm trước, đặc biệt kèm theo dông, lốc xoáy, gây thiệt hại lớn đến tài sản và sản xuất của người dân. Để khắc phục, UBND huyện đã chỉ đạo mở hết tất cả các cống xổ, phân công trực xổ tối đa để hạ mực nước thấp nhất. Khó khăn lớn nhất hiện nay là đối với trà lúa hè thu, huyện đang tích cực xổ nước, nếu tiếp tục mưa sẽ gặp khó khăn lớn, ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Riêng trồng màu, khuyến cáo người dân trong mùa mưa nên trồng những loại chịu ngập, lên liếp cao để tránh thiệt hại do ngập úng”./.

Hồng Nhung

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.