ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 01:27:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng bệnh cho trẻ mùa Tết

Báo Cà Mau Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cứ vào dịp Tết hằng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như: sởi, thuỷ đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Đây là những bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng cũng như yếu tố thời tiết chuyển lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của trẻ”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cứ vào dịp Tết hằng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như: sởi, thuỷ đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Đây là những bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng cũng như yếu tố thời tiết chuyển lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của trẻ”.

Tết là giai đoạn các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp luôn gia tăng. Ðây là những bệnh rất dễ lây khi trẻ đến những nơi công cộng và có người bị bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ho, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh, có kèm theo vi khuẩn gây bệnh, trẻ khoẻ thở hít phải nên bị lây bệnh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ đi chơi xa, đi tàu xe dài ngày, đồng thời bảo đảm chế độ ăn uống vệ sinh trong dịp Tết, cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trẻ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Các bậc phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức về phòng bệnh cho con em, nhất là trong dịp Tết.

Ðể bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết như: nhiệt kế, thuốc hạ sốt, dung dịch nhỏ mũi, mắt... để dùng khi cần thiết. Cách phòng bệnh tốt nhất là ngoài chăm sóc ăn uống và phòng, chống lạnh, tránh gió lùa, có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sunfarin hoặc natriclorid 0,9%,

Một bệnh thường gặp nữa ở trẻ là bệnh về đường tiêu hoá như tiêu chảy, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp, có thể do vi khuẩn như: E.Coli, trực khuẩn lỵ Shigella hoặc Amip. Song, có tới hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do vi-rút. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy do vi-rút là viêm đường hô hấp trên xảy ra trước đó như: chảy mũi, ho, họng đỏ, viêm tai.

Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút xảy ra vào mùa đông - xuân trong dịp Tết. Một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân cho biết: “Tiêu chảy cấp do vi-rút thường trẻ nôn rất nhiều, phân lỏng và khối lượng nhiều, không có máu, mũi hay nhầy. Ngày Tết, trẻ còn có thể bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng... Hậu quả nghiệm trọng nhất do tiêu chảy cấp ở trẻ em là mất nước, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, một số bệnh cũng cần chú ý đề phòng là tay - chân - miệng, sốt xuất huyết trái mùa”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân khuyến cáo, các bậc cha mẹ chú ý bảo đảm dinh dưỡng và mặc ấm cho trẻ. Trong ăn uống, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn tươi ngon, cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày. Không cho con ăn đồ tươi sống, ôi thiu hoặc chế biến lại nhiều lần. Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, thực phẩm nhiều tinh bột, đạm, đường mà nên cho trẻ ăn rau quả đi kèm để tránh bị tăng cân, béo phì hoặc rối loạn tiêu hoá trong ngày Tết. Nên cho bé uống các loại nước trái cây ép tự nhiên, uống sữa và không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bệnh, các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Sàng lọc lao chủ động, ngăn chặn nguồn lây

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chỉ có khoảng 60% ca lao trong cộng đồng được phát hiện và điều trị, như vậy có rất nhiều ca bệnh lao trong cộng đồng mà chúng ta không thể phát hiện được. Vì vậy, việc sàng lọc lao chủ động trong cộng đồng, phát hiện sớm ca lao và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguồn lây là rất quan trọng.

Cai nghiện thuốc lá - Khó nhưng không phải là không thể

Nghiện thuốc lá được hiểu đơn giản là việc mất hoàn toàn tự do nói "không" với thuốc lá. Người nghiện thuốc lá không thể quên hút thuốc lá, ngược lại, bị bắt buộc phải hút, nếu không sẽ bị cảm giác “đói” thuốc.

Bước tiến trong điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp và nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Trong đó, trường hợp phình động mạch não, một trong những nhánh của tai biến mạch máu não, được đánh giá là biến chứng khó can thiệp đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Bằng sự nỗ lực, cùng với sự phát triển kỹ thuật điều trị, vừa qua, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau lần đầu tiên can thiệp thành công một trường hợp bị phình động mạch não, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị đối với biến chứng có độ khó, cần phải ứng dụng kỹ thuật cao tại tỉnh.

Nữ điều dưỡng giỏi nghề, tận tâm

Trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị của nền y học cổ truyền không thể không nhắc đến những người đã và đang thầm lặng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân - đó là đội ngũ điều dưỡng. Trong số ấy, cử nhân Nguyễn Cẩm Hường, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh, là tấm gương sáng tiêu biểu.

Truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Ngày 8/6, chương trình truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cầu PrEP do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  tỉnh Cà Mau (CDC) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau được tổ chức với chủ đề: SAFE RAINBOW – Kết cầu vồng, nối yêu thương.

Thực phẩm rẻ tiền - lợi trước mắt, hại lâu dài

Trong chi tiêu hằng ngày, hầu hết người tiêu dùng đều có chung tâm lý là cố gắng chọn mua những loại thực phẩm vừa rẻ tiền, tiện lợi nhưng lại đủ chế độ dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình, nhất là đối với những người lao động phổ thông, người có mức thu nhập thấp.

Tê bì một bên tay và căn bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nan y, có tỷ lệ tử vong cao và nhanh nhất hiện nay, vì nó có liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp của phổi.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng của trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

AI đồng hành cùng thầy thuốc tuyến cơ sở

Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động. Nổi bật là việc ứng dụng ChatGPT, công cụ AI hội thoại vào nhiều hoạt động cốt lõi như: điều trị, chăm sóc người bệnh, tư vấn sức khoẻ, hành chính - văn thư, đặc biệt là quản lý chất lượng bệnh viện.

Trẻ tự kỷ - Nỗi lo của gia đình và xã hội

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng trẻ em mắc chứng rối loạn phát triển phổ tự kỷ. Đây là một thực trạng báo động, đặt ra nhiều thách thức cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.