ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:13:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng bệnh tăng huyết áp không tốn tiền

Báo Cà Mau Ở Việt Nam, vào năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp chỉ vào khoảng 1% dân số. Nhưng hiện nay, theo số liệu của nhiều công trình nghiên cứu, tỷ lệ này cao hơn 10%. Như vậy, tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tăng huyết áp được quy định như sau: huyết áp tâm thu (HA tối đa) 140 mmHg; huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) 90 mmHg, huyết áp bình thường dưới 140/90 mmHg.

Ở Việt Nam, vào năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp chỉ vào khoảng 1% dân số. Nhưng hiện nay, theo số liệu của nhiều công trình nghiên cứu, tỷ lệ này cao hơn 10%. Như vậy, tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tăng huyết áp được quy định như sau: huyết áp tâm thu (HA tối đa) 140 mmHg; huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) 90 mmHg, huyết áp bình thường dưới 140/90 mmHg.

Yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch não là tăng huyết áp. Các nghiên cứu đều thấy, mức huyết áp tăng lên song song với nguy cơ các bệnh tim do mạch vành và tai biến mạch não. Chế độ ăn có thể tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là natri, kali, canxi, mỡ động vật, đường và chất xơ. Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối ăn (muối natri) trong khẩu phần. 

Bên cạnh muối ăn còn có một số muối khác cũng có vai trò đối với tăng huyết áp. Gần đây người ta nhấn mạnh vai trò của tỷ số kali/natri trong khẩu phần và cho rằng chế độ ăn giàu kali có lợi cho người tăng huyết áp. Tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng làm giảm huyết áp. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt, các thức ăn nguồn gốc thực vật như lương thực, khoai củ, đậu và các loại rau quả có nhiều kali. Thêm vào đó, khẩu phần ăn nhiều chất bão hoà, khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật cũng dẫn đến tăng huyết áp.

Như vậy, bên cạnh muối ăn, nhiều thành phần khác trong chế độ ăn cũng có ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Ngoài ra, một số yếu tố khác được đề cập tới là béo phì và rượu. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn hẳn ở người không béo phì đã trở thành một vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cơ chế tăng huyết áp do béo phì có thể do: tăng thể tích tuần hoàn, tăng cung lượng tim, sức kháng ngoại vi tăng. Như vậy, trong dự phòng và điều trị tăng huyết áp phải kết hợp chế độ ăn chống béo phì, vì béo phì có liên quan chặt chẽ và là một yếu tố gây tăng huyết áp. Uống nhiều rượu thì huyết áp tăng lên không phụ thuộc cân nặng hoặc tuổi tác. Ở người tăng huyết áp, bỏ rượu thì huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) giảm từ 4-8 mmHg, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) giảm ít hơn.

Một chế độ ăn hạn chế muối, giảm năng lượng và rượu có thể đủ để làm giảm huyết áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ. Ở những người tăng huyết áp nặng, chế độ ăn uống nói trên giúp giảm bớt liều lượng các thuốc hạ áp cần thiết. Bên cạnh đó, chế độ ăn nên giàu canxi, kali, nên thay thế các chất béo của thịt bằng cá và dầu thực vật.

Tóm lại, để phòng bệnh tăng huyết áp không tốn tiền, người cao huyết áp cần tuân thủ một số biện pháp phòng bệnh đó là: duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau quả, ăn lạt. Tập luyện thể dục thể thao tối thiểu từ 30-60 phút/ngày (năm ngày một tuần) sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp. Uống vừa phải đồ uống có cồn, giảm stress, không hút thuốc lá, giữ lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh./.

Bác sĩ Nguyễn Hiền

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.