ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 8-7-24 23:08:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống “giặc nội xâm” là công việc hệ trọng của Ðảng - Bài 2: Ðảng Cộng sản Việt Nam - Nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Báo Cà Mau Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện; nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, tin cậy của toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn dân. Ðồng thời, giá trị và ý nghĩa của cuộc chiến không khoan nhượng với “giặc nội xâm” mà Ðảng, Nhà nước và Nhân dân tiến hành đã phản bác đanh thép những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã xác định rõ vai trò lãnh đạo, tổ chức, nhân tố đảm bảo thắng lợi là Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Tranh: MINH TẤN

Ðảng giương ngọn cờ chống “giặc nội xâm”

Tháng 2/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chính thức được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng bí thư làm Trưởng ban, được coi là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”. Kể từ đây, vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, xuyên suốt của Ðảng đối với phòng, chống tham nhũng đã được nâng lên tầm mức mới.

Ðể đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đi vào chiều sâu, gắn kết đồng bộ, chặt chẽ giữa phòng và chống, từ tháng 9/2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được Bộ Chính trị quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; gắn chặt công cuộc chống “giặc nội xâm” với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 5, khoá XIII (6/2022) đã ban hành Nghị quyết về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở tất cả 63/63 tỉnh, thành cả nước, do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ/Thành uỷ làm Trưởng ban.

Ðiểm qua những sự kiện nêu trên để nhìn thấy rõ, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Ðảng ta lãnh đạo, khởi xướng, tổ chức luôn thể hiện tinh thần tiến công quyết liệt; trong đó, vai trò của Ðảng ngày càng được củng cố, khẳng định. Việc thành lập các Ban Chỉ đạo cấp Trung ương và địa phương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thể hiện một ý chí kiên định, thống nhất: Dọc ngang thông suốt, trên dưới đồng lòng; “trên nóng, dưới cũng phải nóng”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Nhân tố quyết định việc thực hiện thành công mục tiêu đó (phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - PV) là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Ðảng”[1].

Tư tưởng nhất quán của Ðảng là tiến công đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Yêu cầu với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các thành viên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải đúng vai, thuộc bài”. Những vấn đề lớn của công cuộc đấu tranh “giặc nội xâm” được làm sáng rõ: Hoàn thiện thể chế để không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng, tiêu cực; thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Ðảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thành quả lớn lao

Trong 10 năm qua (2012-2022), dấu ấn của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hết sức đậm nét: Ðã xử lý kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng; hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị; 36 Uỷ viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang).

Kết quả của công cuộc chống “giặc nội xâm” không nằm ở con số, mà là mục tiêu tối thượng lớn lao: “Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm như vừa qua. Ðây là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng; nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh của kỷ luật Ðảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Ðảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm, làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”[2].

Ðặc biệt, kết quả giải quyết những vụ việc thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm nức lòng Nhân dân đúng với tinh thần “nhất hô bá ứng”, “tiền hô hậu ủng”, “dọc ngang thông suốt”, “trên dưới đồng lòng”. Ðể rồi lộ diện ra những “sâu mọt” làm phương hại đến Ðảng, Nhà nước, của Nhân dân, được xử lý đích đáng, thấu tình đạt lý, “tâm phục khẩu phục”, bất kể là ai.

Quá trình chỉ đạo xử lý các sai phạm, chúng ta đã chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng... Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi tài sản đạt 41,3%, nhiều vụ đã kê biên, thu giữ tài sản hàng ngàn tỷ đồng, như vụ Hứa Thị Phấn hơn 10 ngàn tỷ đồng; vụ Phan Văn Anh Vũ hơn 22 ngàn tỷ đồng; vụ Phạm Công Danh hơn 9 ngàn tỷ đồng; vụ AVG hơn 8.770 tỷ đồng...

Mới đây nhất, các vụ đại án liên quan đến Việt Á, “chuyến bay giải cứu”, đã khởi tố, truy tố xét xử, xử lý kỷ luật hàng loạt cá nhân liên quan. Khi các sai phạm được phanh phui, xử lý đúng người, đúng tội, lan toả trong không khí toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn dân, cả đất nước là sự tin tưởng tuyệt đối, ủng hộ tuyệt đối với công cuộc chống “giặc nội xâm” của Ðảng ta.

Cảnh giác những luận điệu chống phá, xuyên tạc

Như đã khẳng định, Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống “giặc nội xâm”. Tuy nhiên, từ nhiều kênh, nhiều nguồn, đặc biệt là không gian mạng xã hội, những luận điệu xuyên tạc về công việc này của Ðảng, hệ thống chính trị và Nhân dân ta vẫn xuất hiện với tần số dày đặc.

Sau mỗi vụ đại án bị phanh phui, một cán bộ cấp cao dính sai phạm, bị kỷ luật, thậm chí là xử lý hình sự, các thế lực thù địch, phản động lại phao tin là “các vụ thanh trừng bè phái”, “hạ bệ, đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực”... Ðây là hiện tượng không hề mới, đã, đang và sẽ còn xuất hiện. Phía sau đó là những thâm ý hiểm độc, bởi nó phủ nhận đi thành tựu của công cuộc đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực của Ðảng ta, Nhà nước ta, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Ðảng. Việc đánh tráo khái niệm về một công việc cần thiết, tất yếu, một xu thế tất yếu thành các chiêu bài giả danh khác hòng phủ nhận vai trò, hiệu lực và hiệu quả lãnh đạo của Ðảng không chỉ riêng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gây hoang mang, mất lòng tin của Nhân dân; làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc; mà ý đồ cuối cùng là phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Mới đây nhất, sau Hội nghị Trung ương 5, khoá XIII, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh/thành đã rộ lên những luận điệu xuyên tạc, nhất là ở không gian mạng xã hội rằng: “Tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã trở thành vi rút ăn sâu vào tế bào của Ðảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”; rằng “việc thành lập Ban Chỉ đạo về tỉnh, thành chứng tỏ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam không hiệu quả”; rằng “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam như con kiến leo cành đa...”; thậm chí, có luận điệu cho rằng “chính quyền sinh ra tham nhũng, lại thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng chỉ để “làm khổ người dân””[3].

Thực tế đã chứng minh những luận điệu xuyên tạc trên đã bị vạch trần, thảm bại ê chề trước khí thế và thành tựu mà công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” của Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ta đem lại. Như đã chỉ rõ, phòng, chống tham nhũng là công việc tất yếu của mọi chế độ, Nhà nước nếu muốn tồn tại, phát triển. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh/thành về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là quyết tâm cao hơn, mức độ cao hơn, khí thế tiến công mãnh liệt hơn, là cánh tay nối dài của Ðảng để diệt trừ mối hoạ lớn của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.

[1] Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.21.

[2] Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.28.

[3] Nguồn: TS Nguyễn Văn Sơn, Học viện An ninh Nhân dân - Bài “Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Báo điện tử ÐCS ngày 23/5/2022.

 

Phạm Quốc Rin

Bài cuối: “Cơn lốc” cuốn phăng “giặc nội xâm”

 

Kịp thời nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo, đảm bảo yên dân

Chiều 2/7, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề thực hiện Quy chế dân chủ của hệ thống chính trị về công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước theo Quyết định 322 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và sơ kết 6 tháng công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở, Kế hoạch số 09 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Ðội ngũ cán bộ đủ về lượng, tăng về chất

Xác định con người là nhân tố quyết định, khâu then chốt trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng nền hành chính phục vụ; thời gian qua, huyện Thới Bình luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC). Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC,VC chuyên nghiệp, có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng

Đây là nhấn mạnh của đồng chí Phan Thăng An, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, tại phiên khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng Đảng” cho hơn 1.700 cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024 diễn ra ngày 26/6.

Ban pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14

Thực hiện ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, ngày 25/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khoá X.

Nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong học đường

Kết luận số 94-KL/TW (Kết luận số 94), ngày 28/3/2014, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, dù đã ban hành hơn 10 năm vẫn còn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động của HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất. Vai trò của đại biểu HÐND được phát huy, đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội. Hoạt động của thường trực, các ban, tổ đại biểu HÐND huyện tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng; các nghị quyết ban hành đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.