ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 8-7-24 22:54:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống “giặc nội xâm” là công việc hệ trọng của Ðảng - Bài cuối: “Cơn lốc” cuốn phăng “giặc nội xâm”

Báo Cà Mau Cuộc chiến với “giặc nội xâm” của Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ta không chỉ và không thể bằng lòng với kết quả đạt được. Phải truy cho được căn cội của tham nhũng, tiêu cực; đưa ra những “phương thuốc quý”, hữu hiệu trong cả phòng và chống tham nhũng, tiêu cực; từ đó đúc rút những kinh nghiệm, bài học và tổng kết thành lý luận, đưa công cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” trở thành một trong những công việc hệ trọng, thường xuyên, liên tục để bảo vệ sự tồn vong của Ðảng, của chế độ.

“Bốc thuốc” trị “bệnh”

Bàn về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Cho đến nay, các chủ trương, quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện”[1].

Tư tưởng, phương châm chỉ đạo xuyên suốt của Ðảng ta với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng; chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó phòng là chính, là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách”[2]. Về mặt phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng với cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được xác định: “Không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra”.

Tranh:  LÝ KIỀU LOAN

Phòng, chống “giặc nội xâm” là công việc không của riêng ai, mà phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tư tưởng “dân là gốc” là tư tưởng quán xuyến được người đứng đầu Ðảng nhấn mạnh: “Nếu không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khó có thể thành công”. Cũng chưa bao giờ, việc xác định được các lực lượng nòng cốt, là động lực cho cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” lại được làm sáng rõ, cụ thể như thời điểm hiện nay: “Nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Trong đó, vai trò của báo chí cũng lần đầu tiên được nhắc đến với tư cách một chủ thể, phương thức đấu tranh hữu hiệu với tham nhũng, tiêu cực.

Việc đồng bộ giữa thi hành kỷ luật Ðảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, rất nghiêm minh nhưng rất nhân văn là điểm nhấn mới mẻ, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao độ trong toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sai phạm đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh và đặc biệt là công khai, minh bạch và không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Nguyên tắc xử lý được quán triệt là “Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, xử lý cả hành vi tham nhũng, tiêu cực và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, tiêu cực; có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật”[3].

Nhận diện những “phương thuốc quý”

Người đứng đầu Ðảng ta nhận thức sâu sắc về mục tiêu cao cả của cuộc chiến với “giặc nội xâm” là “trị bệnh cứu người”, cũng là “cứu Ðảng, cứu chế độ” thoát khỏi nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Ðảng, của chế độ. Vấn đề đầu tiên vẫn là nhận thức, chỉ có nhận thức đúng mới hành động đúng, biện pháp đúng. “Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao... Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân”[4].

Phòng, chống “giặc nội xâm”, phải đi từ gốc rễ của vấn đề, đó là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ðây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, do đó phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự...

Ðồng thời, phải nhìn nhận thấu đáo vấn đề, không thể xoá ngay nạn tham nhũng, tiêu cực trong thời gian ngắn. Cuộc chiến này cần tâm thế của một cuộc “trường kỳ kháng chiến” mới của Ðảng, không thể chủ quan, nôn nóng; không được né tránh, cầm chừng, thoả mãn. Công việc song song là phải cảnh giác cao độ, đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá, xuyên tạc về đường lối, chủ trương, quyết tâm đúng đắn của Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra điểm mấu chốt trong cuộc chiến với tham nhũng, tiêu cực đó là “cán bộ”: Cán bộ là gốc của mọi công việc, là “then chốt của then chốt”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Phải ngăn chặn cho bằng được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của đội ngũ này. Không cách nào khác, công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là phương thuốc quý giá, hữu hiệu, trị dứt căn những mầm mống “sâu mọt” bên trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

“Khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực chính là tệ tham nhũng, tiêu cực, giải pháp trực diện nhất, quyết liệt nhất và hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh này là phải “nhốt quyền lực” vào “lồng cơ chế”. Tức là phải kiểm soát, giám sát cho bằng được việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Xây dựng và hình thành văn hoá công vụ liêm chính - một văn hoá mới, tiến bộ, văn minh và nhân văn trong Ðảng, trong hệ thống chính trị. Ràng buộc quyền lực gắn với trách nhiệm, quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn và càng phải được giám sát, kiểm soát.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, những “thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được mài sắt; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động, nhịp nhàng trong phối hợp, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, và việc kiểm soát quyền lực, bắt đầu từ ngay chính các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; từ cấp cao nhất; cán bộ, đảng viên có chức vụ lớn nhất.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là công việc không chỉ của Ðảng mà là sự nghiệp của cả đất nước, của Nhân dân. Trước tiên, đầu tiên, phòng, chống tham nhũng phải gắn chặt với xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và Nhân dân cho cuộc chiến với “giặc nội xâm”. “Phải phù hợp với bối cảnh... Trong từng giai đoạn khác nhau, phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính chất đột phá, phù hợp với tình hình của đất nước”[5].

Lời kết

Dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vinh dự nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Ðảng. Trên suốt hành trình ấy, người đảng viên Nguyễn Phú Trọng đã khiêm tốn: “Tất cả những gì tôi đã làm là vô cùng nhỏ bé so với công lao giáo dục, rèn luyện của Ðảng”; đúc rút ra rằng: “cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống”. Dấu ấn của người đứng đầu Ðảng còn thể hiện ở ý chí, quyết tâm kiên định và cháy bỏng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị, trong đó có cuộc chiến không khoan nhượng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ði đến tận cùng vấn đề, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát một chân lý rằng: Việc “Tự soi”, “tự sửa”, tự tu dưỡng, tự rèn luyện bản thân của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi cá nhân gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là tạo ra sức đề kháng với “mầm bệnh” tham nhũng, tiêu cực; cũng chính là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa và từ gốc rễ. Ðó cũng là cội nguồn sức mạnh của Ðảng, của dân tộc, của đất nước để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc.

[1] Nguyễn Phú Trọng (2023): "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Sđd, tr.31.

[2] Nguyễn Phú Trọng (2023): "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Sđd, tr.21.

[3] Nguyễn Phú Trọng (2023): "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Sđd, tr.23.

[4] Nguyễn Phú Trọng (2023): "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Sđd, tr.36.

[5] Nguyễn Phú Trọng (2023): "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Sđd, tr.41.

 

Phạm Quốc Rin

 

Kịp thời nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo, đảm bảo yên dân

Chiều 2/7, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề thực hiện Quy chế dân chủ của hệ thống chính trị về công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước theo Quyết định 322 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và sơ kết 6 tháng công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở, Kế hoạch số 09 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Ðội ngũ cán bộ đủ về lượng, tăng về chất

Xác định con người là nhân tố quyết định, khâu then chốt trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng nền hành chính phục vụ; thời gian qua, huyện Thới Bình luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC). Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC,VC chuyên nghiệp, có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng

Đây là nhấn mạnh của đồng chí Phan Thăng An, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, tại phiên khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng Đảng” cho hơn 1.700 cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024 diễn ra ngày 26/6.

Ban pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14

Thực hiện ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, ngày 25/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khoá X.

Nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong học đường

Kết luận số 94-KL/TW (Kết luận số 94), ngày 28/3/2014, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, dù đã ban hành hơn 10 năm vẫn còn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động của HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất. Vai trò của đại biểu HÐND được phát huy, đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội. Hoạt động của thường trực, các ban, tổ đại biểu HÐND huyện tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng; các nghị quyết ban hành đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.