ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 13:13:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phương Mỹ Chi - "Các bạn học sinh có góc nhìn khác về tác phẩm văn học thông qua âm nhạc"

Báo Cà Mau Phương Mỹ Chi đã ra mắt album và showcase Vũ trụ cò bay vô cùng đặc biệt trong sự nghiệp ca hát, đánh dấu 10 năm làm nghề cũng như sự chuyển mình ngoạn mục trong năm 2023.

Phương Mỹ Chi đội mưa trong đêm diễn của mình dành cho khán giả. Ảnh: LAM KHÁNH

Vũ trụ cò bay bao gồm 10 bài hát, được lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học quen thuộc. Giai điệu và lyrics của các ca khúc trong album đều vô cùng bắt tai, đầy thú vị với chất liệu cực kỳ đa dạng. Tên bài hát cũng gây ấn tượng: Vũ trụ cò bay, Gối gấm (mượn chất liệu từ nhiều ý thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương: Tự tình II, Lấy chồng chung, Canh khuya), Ðẩy xe bò (tác phẩm văn học Vợ nhặt của Nhà văn Kim Lân), Pháo (mượn chất liệu từ Chuyện cổ tích Tấm Cám), Những ngôi sao xa xôi (truyện ngắn cùng tên của Nhà văn Lê Minh Khuê)... Trong số 10 ca khúc này có 2 ca khúc đã ra mắt MV trước đó là Vũ trụ có anh và Ðẩy xe bò. Cả 2 sản phẩm đều có điểm chung là sự kết hợp giữa văn hoá truyền thống và âm nhạc hiện đại. Ðây cũng là concept của Vũ trụ cò bay, và màu sắc âm nhạc hiện tại của Phương Mỹ Chi.

- Chào Phương Mỹ Chi, album Vũ trụ cò bay lần này của bạn toàn những ca khúc lạ nhưng gắn với các tác phẩm văn học quen thuộc. Vì sao bạn lại có ý tưởng này?

Ca sĩ Phương Mỹ Chi: Vũ trụ cò bay là chuỗi gồm 10 bài hát với câu chuyện được lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12. Dưới góc nhìn của một GenZ, tôi đã truyền tải những giá trị nhân văn nhưng không làm biến tấu nội dung gốc của các tác phẩm. Tất cả bài hát trong album đều kế thừa những âm sắc thuộc dòng nhạc dân ca khắp mọi miền Việt Nam và bolero - hai dòng nhạc mà mọi người yêu thích ở tôi. Hai dòng nhạc đó được kết hợp với giai điệu, câu từ và hoà âm phối khí hiện đại, mang đến một không gian không chỉ quen thuộc với các khán giả yêu thích nhạc dân ca - bolero mà còn mang đến sự trẻ trung, phù hợp với những khán giả trẻ thích nhạc hiện đại.

Là một người trẻ yêu thích những nét đẹp của văn hoá truyền thống, tôi có một khát khao văn học không chỉ có trên sách vở. Với hơi thở của thời đại mới, văn học sẽ là một kho tàng kỳ vĩ mà mỗi chúng ta đều nên có trách nhiệm kế thừa và phát huy. Tôi đã truyền tải thông điệp đó thông qua âm nhạc trong album Vũ trụ cò bay. Toàn bộ concept của album mang đậm màu sắc truyền thống, văn học Việt Nam, áp dụng chất liệu âm nhạc cổ truyền kết hợp với những thanh âm đương đại trẻ trung, hợp thời.

- Ðược yêu mến bởi dòng nhạc dân ca Nam Bộ, trong sản phẩm mới, dòng nhạc này được bạn thể hiện như thế nào?

Ca sĩ Phương Mỹ Chi: Tôi đã từng nói hoài bão ngày xưa của mình là dân ca. Sau khi gặp những người đồng đội của mình, tôi muốn có ước mơ lớn lao hơn, sẽ làm nhạc về dân ca. Những ước muốn đó đã được thêm thắt rất rõ rệt trong album Vũ trụ cò bay, cũng may mắn được mọi người yêu thích rất nhiều. Tôi bị áp lực trước khi bắt tay vào cùng sáng tác album Vũ trụ cò bay. Sau khi xong tất cả các bài hát, tôi nghe lại và cảm giác có niềm tin vào bản thân và có niềm tin vào đồng đội của mình, vào sản phẩm này rất nhiều. Tôi cố gắng làm hết mình để mang sản phẩm giá trị nhất đến khán giả.

Phương Mỹ Chi mong muốn các bạn học sinh có góc nhìn khác về tác phẩm văn học thông qua âm nhạc. Ảnh: L. KHÁNH

- Với bước chuyển như thế, bạn có sợ mất fan miền Tây vốn yêu bạn của ngày xưa không?

Ca sĩ Phương Mỹ Chi: Nếu mọi người để ý kỹ, album lần này của tôi có rất nhiều bài mà cả khán giả cũ hay mới đều yêu thích, chính là Chiếc lược ngà và Bóng phù hoa. Ðiển hình là ba mẹ tôi; và các cô chú hồi xưa yêu thích tôi cũng rất thích 2 ca khúc này. Tôi nghĩ trong album này rất đa dạng về dòng nhạc cũng như giữ được cái gốc của mình là hát về dân tộc. Sau khi ra album Vũ trụ cò bay, tôi mong muốn được nhiều khán giả yêu mến hơn nữa. Ðặc biệt tôi muốn các bạn học sinh khi đi học cũng có những góc nhìn khác về tác phẩm văn học. Không chỉ trên sách vở mà có góc nhìn thú vị hơn thông qua âm nhạc cũng như thoả mãn niềm đam mê và ước mơ của mình.

- Bạn tiếp xúc với khán giả miền Tây khá nhiều, bạn có ấn tượng thế nào với những khán giả miền Tây?

Ca sĩ Phương Mỹ Chi: Khán giả ở đâu tôi cũng đều yêu thương. Nhưng người miền Tây đặc biệt hay cho đồ, thấy nghệ sĩ mến tay mến chân, cho đủ thứ quà như: bánh tét, bánh ú, trái cây. Lần nào diễn miền Tây về tôi cũng có trái cây để ăn. Tôi thấy rất dễ thương, ngọt ngào. Nhiều người nói chắc do tôi ăn trái cây, quà bánh của người miền Tây nhiều nên chất giọng cũng ngọt ngào (cười).

- Trên con đường âm nhạc, bạn sẽ tự mình quyết định hay lắng nghe ý kiến của ba mẹ, cô chú đi trước, ba nuôi hay bà nội Hương Lan?

Ca sĩ Phương Mỹ Chi: Về chuyện định hướng âm nhạc, tôi sẽ nghe những người đồng đội của mình là anh quản lý, giám đốc âm nhạc DTAP và chị gái. Ba mẹ có lẽ cũng cách biệt thế hệ nên ba mẹ không thể cập nhật hết những gì giới trẻ thích hay cập nhật xu hướng được. Tôi nghĩ tốt nhất nên để ba mẹ tận hưởng quả ngọt của mình hơn là tham gia trong quá trình đó. Cả ba nuôi và bà nội cũng vậy, hai người có cuộc sống và tệp khán giả riêng. Tôi nghĩ việc ba nuôi và bà nội lúc nào cũng động viên là hạnh phúc lắm rồi.

- Cảm ơn Phương Mỹ Chi về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.