ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 10:11:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quả ngọt nghề báo

Báo Cà Mau (CMO) Là những người trẻ, tay viết khoẻ, luôn tràn đầy nhiệt huyết và cháy bỏng với nghề, với các nhà báo, phóng viên vừa nhận được giải thưởng trong các cuộc thi báo chí của tỉnh và quốc gia năm 2018, đây vừa là niềm vinh dự, vừa là động lực để tiếp tục phấn đấu.

Nhà báo Phạm Quốc Rin (Phạm Nguyên), phóng viên Báo Cà Mau, đoạt giải C cuộc thi sáng tạo quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học và làm theo Bác, với tác phẩm: “Học và làm theo Bác: Hành trang cho hành trình mới”:

Phóng viên Phạm Quốc Rin trong chuyến thiện nguyện tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.

Đây là tác phẩm tôi cùng thực hiện với Nhà báo Phương Lài, một đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nghề báo. Học và làm theo Bác từ Chỉ thị 03, sau đó là Chỉ thị 05 đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng trong toàn xã hội. Và Cà Mau là địa phương đạt nhiều thành tích nổi bật, học Bác từ những điều nhỏ nhất, thiết thực và thiết thân. Học Bác để mỗi người tốt hơn, người cán bộ, đảng viên lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là trên hết. Trong bài viết, chúng tôi cũng nêu ra những khó khăn, trăn trở của cuộc vận động ở một số địa phương. Tuy vậy, dù trong hoàn cảnh nào, người Cà Mau cũng một lòng tin Đảng, tin Bác và coi đó là tài sản to lớn, hành trang quý giá trong chặng đường phát triển.        

Tại giải báo chí Trần Ngọc Hy lần thứ XXVII năm nay của tỉnh Cà Mau, Phạm Nguyên có đến 2 tác phẩm đoạt giải Nhì ở cả 2 thể loại phóng sự và bút ký. Anh chia sẻ: "Với tác phẩm “Cải cách hành chính là phục vụ”, tôi mong muốn thể hiện  chân thật nhất những chuyển động trong đời sống xã hội, nhất là cải cách hành chính. Tôi vui mừng khi thấy cảnh bà con được phục vụ tận tình khi đến với Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính công của tỉnh. Ai ai cũng thoải mái, không còn cảnh chờ đợi, phiền hà nữa. Và tôi mong rằng, cải cách hành chính sẽ tiếp tục có những kết quả, nhân rộng những cách làm hay để mọi người hưởng lợi.

Còn với tác phẩm "Chuối khô lên đời", phải nói rằng đó là những kỷ niệm của bản thân về thứ quà quê của tuổi thơ nghèo. Khi ấy bà nội và má thường ép chuối rồi cất lên bồ lúa, tôi cứ len lén lấy trộm ăn. Rồi về Trần Hợi, thấy những người nông dân coi ép chuối khô là một nghề, cây chuối Cà Mau vì vậy mà được vang xa tiếng thơm, có cả máy sấy hiện đại nữa. Quả tình tôi rất khâm phục tâm huyết, sức sáng tạo của người nông dân. Chuối khô ai còn bảo quê mùa?

Với nghề báo, bản thân tôi nghĩ rằng, phải dấn thân, có chính kiến và kiên định với những điều đúng đắn. Báo chí sợ nhất là hời hợt, nể nang và đâm ra mất đi cái cốt lõi là tính chiến đấu, xây dựng. Bản thân mình, tôi có hạnh phúc đặc biệt mỗi khi hoàn thành tác phẩm và cứ thế tôi cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi vô cùng. Vì nếu không đi, không viết, không suy tư, tôi cảm thấy cuộc sống rất bí bách. Với nghề báo, chẳng có giới hạn, cứ say mê, cứ cống hiến chừng nào có thể…".

Nhà báo Trịnh Hồng Nhi, phóng viên Đài PT-TH Cà Mau với Chương trình Thời sự tổng hợp: Cà Mau chủ động phòng chống bão Tembin, đoạt giải Đồng Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2018: 

Với phóng viên Hồng Nhi, mỗi tác phẩm báo chí phải “trung thực, khách quan”.

Tôi luôn quan niệm “khi làm nghề không đặt nặng vai trò của giải thưởng”, quan trọng là từng bài viết được phát sóng luôn có nội dung tốt. Dù vậy, không phủ nhận một điều rằng: khi đoạt được giải thưởng bản thân rất vui sướng, cảm thấy mình được bổ sung thêm nguồn năng lượng tích cực, tạo thêm động lực để cố gắng hơn nữa trong nghề, cố gắng cho ra nhiều tác phẩm có chất lượng hơn.

Giải thưởng lần này thật sự làm tôi rất xúc động. Xúc động vì sự nhiệt tình của cả ê-kíp, của anh chị em đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ để hoàn thành chương trình trong một khoảng thời gian rất ngắn. (Khi được duyệt đề cương để thực hiện chương trình dự liên hoan chỉ còn 4 ngày để hoàn thành tác phẩm và gửi đi). Có thể nói, tác phẩm đoạt giải lần này có được chính là nhờ vào sự đoàn kết, nhiệt tình của cả ê-kíp, từ phóng viên đến kỹ thuật viên, phát thanh viên. Đây là giải thưởng của tập thể chứ không phải của riêng tôi.

9 năm làm báo phát thanh, tôi luôn cố gắng để bài viết của mình có thể truyền tải đến người nghe những thông tin hữu ích nhất mà không làm họ cảm thấy nhàm chán. Tôi đã áp dụng “phát thanh hiện đại”, nhằm mang hơi thở cuộc sống vào trong các chương trình mình làm. Phát thanh hiện đại cần sự tỉ mỉ, đầu tư âm thanh, tiếng động và khai thác nhân vật theo chiều sâu để họ nghe được tiếng nói của mình trên sóng. Khi đó phóng viên, phát thanh viên là người tương tác cùng nhân vật, không còn là người viết thay, đọc thay cho nhân vật.

Để mang được hơi thở cuộc sống vào chương trình, phải đi thật nhiều, lắng nghe nhiều, quan sát thật tốt… thì sẽ thấy, sẽ hiểu, sẽ thể hiện nội dung bài viết một cách trung thực và khách quan nhất.

Với nữ phóng viên thường sẽ gặp khó khăn hơn so với nam, như phải chăm con, không dấn thân được nhiều… Riêng tôi may mắn vì không gặp quá nhiều khó khăn khi làm nghề bởi tôi được sự hỗ trợ gần như tuyệt đối từ gia đình. Gia đình luôn cho tôi cảm xúc: phải làm tốt nghề hơn để đền ơn sự quan tâm, chia sẻ đó.

Nhà báo Phan Trung Đỉnh, phóng viên Báo Cà Mau, đoạt giải Khuyến khích giải báo chí quốc gia năm 2018 với loạt bài “Gia súc, gia cầm: Từ chuồng trại đến bàn ăn”:

Phóng viên Trung Đỉnh chia sẻ hình ảnh cùng đồng nghiệp.

Loạt bài viết này tôi thực hiện cùng Nhà báo Ngọc Huệ, phóng viên Báo Cà Mau, nêu lên thực trạng chăn nuôi - giết mổ - mua bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã qua nhiều năm nhưng vẫn không mấy khởi sắc. Theo đó, chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; không xây dựng được các lò mổ tập trung vì nhiều lý do; mua bán gia súc, gia cầm tại các chợ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Trong khi đó, thắt chặt quản lý ATVSTP lại đang là vấn đề sống còn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Loạt bài “Gia súc, gia cầm: Từ chuồng trại đến bàn ăn” của chúng tôi đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng này. Đáng mừng là sau bài viết, các ngành liên quan đã sắp xếp, quy hoạch lại các lò giết mổ tập trung. Hiện nay, tại các lò giết mổ đã gắn camera giám sát, tình trạng heo bơm nước giảm đáng kể; đồng thời thắt chặt quản lý ATVSTP. Đây chính là niềm vui cho những người làm báo như chúng tôi. Bài viết này cũng từng đoạt giải Nhất cuộc thi viết về Nông dân, nông nghiệp, nông thôn năm 2017 do Hội Nông dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức.

Là phóng viên phụ trách mảng kinh tế ngót 18 năm, đặc biệt là phụ trách mảng nông dân, nông nghiệp, nông thôn, tôi luôn thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của nông dân trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, cùng những trăn trở của bà con các địa phương. Tôi cũng là con nhà nông, gắn bó với đồng ruộng, với những mùa màng và hiểu giá trị của cây lúa, củ khoai làm ra từ mồ hôi, nước mắt… Là “phóng viên nông dân”, tôi cũng như những đồng nghiệp của mình, có cơ hội được tiếp xúc với những nông dân chân chất, hiểu hơn về những vất vả cũng như những trăn trở, băn khoăn của bà con, chúng tôi mong muốn giúp bà con gỡ khó, mỗi năm đều được mùa, được giá. Để làm được điều đó, chúng tôi, những người làm báo trong bối cảnh nền kinh tế thị trường biến động cùng sự phát triển liên hồi của khoa học - công nghệ, phải liên tục cập nhật chuyên sâu các tiến bộ mới để định hướng kịp thời cho bà con có bước đi đúng trong sản xuất, làm kinh tế hiệu quả.

Băng Thanh 
 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.