ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 23:33:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quả ngọt từ học bổng báo Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Ðang loay hoay với mớ đề tài sau Tết, chưa biết viết gì thì điện thoại reo vang mấy lượt. Nhìn màn hình, hiện lên số máy lạ hoắc! Bên kia đầu dây cất giọng hỏi khàn khàn: “Phải chú nhà báo hông? Tui cha của Di, cậu học trò hồi năm 2015 vì hoàn cảnh khó khăn định bỏ học. Giờ cháu vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học, báo cho chú mừng!”.

Đó là cậu học trò Nguyễn Hoàng Di, học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn. Năm 2015, em thi tốt nghiệp THPT quốc gia (kỳ thi tích hợp) và đậu nguyện vọng vào trường Ðại học Thuỷ lợi, chuyên ngành Xây dựng.

Ngày em cầm giấy báo trúng tuyển của Trường Ðại học Thuỷ lợi, trong nhà 4 nhân khẩu, gia sản trống huơ vì căn bệnh suy thận mãn của mẹ, Di dự định bỏ học để đỡ phần gánh nặng cho gia đình. Anh Nguyễn Hoàng Giang, cha em, là bộ đội phục viên. Khi ra ở riêng, được mẹ cha hai bên cho 10 công ruộng tầm lớn, nhưng đất đai xứ Ấp 5, xã Thới Bình còn trũng, phèn nên làm ăn chỉ đắp đổi qua ngày.

Di có người anh trai hơn 2 tuổi, cũng vì mẹ bệnh đành nghỉ học để lên TP Hồ Chí Minh làm phụ bếp kiếm thêm chi phí phụ giúp cha, lo mẹ, nuôi em. Nhiều khi Di muốn theo anh nhưng cha mẹ quyết không cho em nghỉ học.

Năm đó, biết được hoàn cảnh Di, Nhà báo Nguyễn Bé, Tổng biên tập báo Cà Mau biểu tôi liên hệ địa phương làm hồ sơ rồi đưa gia đình ra báo Cà Mau nhận học bổng Lý Tự Trọng từ nguồn vận động của báo Cà Mau để trang trải bước đầu. Sau đó, hoàn cảnh của Di được nhiều nhà hảo tâm biết đến khi báo Cà Mau Online thông tin.

Nguyễn Hoàng Di (thứ hai từ trái sang) ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học ngành Xây dựng (tháng 1/2021).

Trong đó có chủ một cơ sở mua bán ở TP Hồ Chí Minh liên hệ gởi mỗi tháng vài triệu đồng giúp em và gia đình, động viên em tiếp tục học.

Ngày đưa con lên thành phố tựu trường, anh Giang dắt con đi mà “như mù” vì chính bản thân anh cũng chưa một lần biết Sài Gòn lớn cỡ nào. Chỉ cầm theo địa chỉ trên tay, đi đến đâu hỏi đường đến đó.

Nhập học, Di xin được công việc phụ bàn cho nhà hàng, mỗi giờ công chủ trả 11.000 đồng. Chủ nhà hàng biết hoàn cảnh nên nhận làm, nhờ vậy em lây lất gần 5 năm để hoàn thành chương trình học.

Hồi Di bước vào năm cuối của chương trình đại học, áp lực chi phí học, chi phí làm đồ án rồi thêm bệnh tình của mẹ ở nhà trở nặng, em như bế tắc. Bởi số tiền hỗ trợ của nhà hảo tâm hàng tháng cộng thêm tiền học bổng từ báo Cà Mau hàng năm chỉ đủ trang trải một phần. Mùa mưa, căn nhà trống huơ dưới quê cứ lung lay.

Gia đình hai bên nội, ngoại kiên quyết không cho em nghỉ học, rồi mọi khó khăn đều được giải quyết. Ngày về thăm nhà để trở lại trường làm đồ án tốt nghiệp mà trong dạ em không mấy an tâm. Di còn rất nhiều điều suy nghĩ nhưng không dám nói ra. Bởi làm đồ án tốt nghiệp ngành xây dựng, ngoài các khoản phí còn rất cần máy tính để vẽ, thiết kế...

Biết được hoàn cảnh ấy, mấy anh chị trước đó 1 khoá cùng trường đã tốt nghiệp cho Di mượn máy tính, hỗ trợ ít tiền và tiếp tục động viên em, giáo viên hướng dẫn thì hỗ trợ nhiệt tình không nhận phí.

Phía quê nhà, hoàn cảnh khó khăn của em tình cờ được Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà biết được. Dòng tâm trạng về hoàn cảnh của gia đình Di được chị Hà đăng lên Facebook cá nhân. Bạn bè tứ phương của chị bắt đầu chuyển tiền hỗ trợ. Không những thế, Nhà thơ Huỳnh Thuý Kiều cũng mủi lòng thương, quyết tâm giúp đỡ.

Một tuần lễ sau, Nhà thơ Huỳnh Thuý Kiều thông tin: “Ðã vận động từ một công ty thiết bị giáo dục trường học được 50 triệu đồng để anh Giang xây căn nhà. Gia đình có thì hỗ trộ thêm!”. Rồi Nhà văn Việt Hà nhắn: “Tớ cộng được hơn 9 triệu đồng từ bạn bè gởi ủng hộ anh Giang, cháu Di”.

Những nguồn động viên cứ dồn dập. Chính quyền địa phương xã Thới Bình liên hệ hỗ trợ nhiều mặt. Ngày nhận khoản tiền hỗ trợ mà cả nhà anh Giang xúc động không thể diễn tả. Anh Giang hứa sẽ hoàn thành căn nhà trước ngày kỷ niệm 30/4. Thấy hoàn cảnh, chòm xóm chung tay giúp đỡ thêm. Riêng phần anh luôn tranh thủ ngày đưa vợ đi lọc thận nhân tạo ở Bệnh viện Ða khoa tỉnh, đêm về đẩy đất đắp nền nhà.

Căn nhà khang trang trị giá 80 triệu đồng (59 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ) đã hoàn thành đúng lời hứa. Không chỉ tiếp thêm tinh thần cho Di mà đây còn là nguồn động lực lớn để em và gia đình vượt qua khó khăn.

Hôm 21 tháng Chạp vừa rồi, Di nhắn mấy dòng tin: “Con nhận bằng rồi, Tết con tranh thủ ở lại làm thêm mấy ngày trên thành phố, đợi dịch Covid-19 được kiểm soát ổn rồi mới về nhà cho an toàn. Giờ cũng không biết phải cảm ơn những tấm lòng hảo tâm với gia đình như thế nào nữa!”.

Học bổng báo Cà Mau tiếp thêm động lực để sinh viên Nguyễn Hoàng Di (phải) hoàn thành chương trình tại Ðại học Thuỷ lợi.

Gia đình Di vừa báo tin vui, sáng 22/2, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Du lịch Tuấn Hiền, tỉnh Vĩnh Long đã phỏng vấn và nhận em vào làm việc với mức lương khởi điểm 4,5 triệu đồng/tháng.

Lật lại những ghi chú về học bổng, ghi thêm dòng tên Nguyễn Hoàng Di đã tốt nghiệp đại học và có việc làm mà vui mừng nôn nao. Sau mười mấy năm duy trì, đến nay nguồn học bổng của báo Cà Mau đã kịp thời giúp đỡ nhiều lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập./.

 

Phong Phú

 

Liên kết hữu ích

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".