ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 10:14:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quan tâm rà soát hộ nghèo, cận nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Để công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018 đạt hiệu quả cao nhất, huyện Đầm Dơi đang tăng cường kiểm tra việc rà soát từng đối tượng hộ nghèo, cận nghèo cũng như việc hỗ trợ giúp đỡ kịp thời về nguồn vốn, phương tiện sản xuất để các hộ nghèo vươn lên.

Đến thời gian này, xã Quách Phẩm Bắc đã hoàn thành cơ bản công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018. Trong đó, thoát 126 hộ nghèo, chiếm 4,54% và thoát 111 hộ cận nghèo, chiếm 4%. Tuy nhiên, xã vẫn còn hơn 15% hộ nghèo và hơn 6% hộ cận nghèo.

Phó chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc Mai Yến Chinh cho biết: “Ngay từ đầu năm xã đã xây dựng kế hoạch phân công từng thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã phối hợp với các ấp đến tận hộ gia đình của người dân kiểm tra, khảo sát để việc rà soát hộ nghèo được chính xác, đúng đối tượng nhằm giúp xã có cái nhìn tổng thể hơn đối với vấn đề hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa nâng cao ý thức để thoát nghèo, muốn nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Để công tác rà soát đảm bảo đúng kế hoạch, xã sẽ tiếp tục xem xét từng trường hợp cụ thể để có giải pháp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Trưởng ấp Kinh Giữa, xã Quách Phẩm Bắc Phạm Quốc Thịnh chia sẻ: “Có một số trường hợp dù biết được hộ đó có đất đai sản xuất, có nguồn vốn nhưng khi kiểm tra thì trong nhà không thấy mua sắm gì, nên việc đánh giá rất khó khăn. Ấp đề xuất xã có biện pháp chỉ đạo để đưa ra dân bình nghị xem xét cắt hộ nghèo đối với những hộ này”.

Bí thư Huyện uỷ Đầm Dơi Nguyễn Thanh Luận kiểm tra mô hình giảm nghèo của hộ dân xã Ngọc Chánh.

Ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông có 257 hộ, hơn 1.100 khẩu. Qua điều tra rà soát, xã đã thoát 7 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo.

Trưởng ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông Trần Quốc An nói: “Ngay đầu năm ấp đã rà soát từng hộ nghèo, cận nghèo có thể thoát nghèo trong năm 2018, từ đó có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ kịp thời nên việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm nay ấp thực hiện đạt kế hoạch đề ra”.

Hiện xã Tạ An Khương Đông qua rà soát đã thoát 58 hộ nghèo, chiếm 2,56% và thoát 58 hộ cận nghèo. Hiện xã còn 3,22% hộ nghèo và 2,96% hộ cận nghèo.

Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Đông Huỳnh Nhựt Trường cho biết: “Xã sẽ tiếp tục rà soát kỹ từng đối tượng hộ nghèo, cận nghèo không để lọt những hộ có điều kiện thoát nghèo được mà vẫn còn hưởng chế độ”.

Mục đích của việc rà soát hộ nghèo là nhằm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giúp cấp uỷ, chính quyền, ban chỉ đạo giảm nghèo đánh giá đúng mức hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững thời gian qua và thực trạng nghèo tại địa phương để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từng giai đoạn cụ thể.

Để thực hiện hoàn thành kế hoạch rà soát hộ nghèo, cận nghèo giúp những hộ này thoát nghèo bền vững, huyện đã vận dụng nhiều chính sách, hỗ trợ giúp đỡ kịp thời từ nhiều phía.

Bà Phạm Thị Cụt, ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Đông, là hộ nghèo, trước đây căn nhà đã xuống cấp nên ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Thấu hiểu nỗi khó khăn đó, xã đã hỗ trợ xây dựng cho bà căn nhà tình nghĩa, căn nhà có diện tích sử dụng hơn 80 m2, trị giá hơn 110 triệu đồng, xã hỗ trợ 40 triệu đồng.

 Bà Phạm Thị Cụt bày tỏ: “Trước đây căn nhà cũ đã xuống cấp, được sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ kịp thời từ các cấp các ngành hỗ trợ giúp đỡ cho được căn nhà, nên gia đình rất hạnh phúc vì được ở trong ngôi nhà mới, tránh được mưa gió, an tâm lao động sản xuất”.

Trưởng ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông Trần Quốc An nói: “Sau khi xét thoát nghèo các hộ đều vui vẻ, đồng thuận rất cao với quyết định trên để nhường lại cho những hộ nghèo khác có điều kiện vươn lên”.

Phấn đấu của huyện mỗi năm giảm 2% hộ nghèo. Riêng các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%/năm.

Mới đây trong các buổi kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo của các xã, Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Thanh Vũ yêu cầu việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo phải thực chất, niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, cận nghèo để người dân bình nghị, đánh giá đúng đối tượng.

Ông Tạ Thanh Vũ nói: “Việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo phải thực hiện đúng quy trình đã hướng dẫn, không được bỏ sót, nhất là phải công khai, minh bạch từng đối tượng để người dân trong ấp, khóm xét cụ thể, có như thế việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm nay mới phát huy hiệu quả cũng như chất lượng cao hơn”.

Để cụ thể hoá chủ trương, nhiệm vụ trong công tác giảm nghèo, huyện Đầm Dơi triển khai nhiều biện pháp thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo. Đảng bộ các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, đề án phát triển sản xuất phù hợp với tình hình địa phương, tập trung vào các giải pháp trọng tâm như: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Phát huy tiềm năng kinh tế trong nuôi thuỷ sản. Huyện tiếp tục hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc Khmer gặp khó khăn; Kết nối, cung cấp thông tin, khuyến khích việc liên kết thực hiện các mô hình giải quyết việc làm tại chỗ và tạo điều kiện cho lao động nông thôn làm việc ở các doanh nghiệp trong, ngoài địa phương…

Bên cạnh đó, ý thức vươn lên của từng hộ nghèo, cận nghèo cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hướng đến mục tiêu cuối cùng là tỷ lệ hộ nghèo của huyện sẽ giảm theo hướng bền vững, tránh tình trạng tái nghèo./.

Thành Quốc

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.