ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:50:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Báo Cà Mau Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 18/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo

Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96.86% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 5 Chương, 32 Điều. Theo đó, về vị trí, chức năng của Chính phủ, Luật quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Luật quy định tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới. Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Các đại biểu tiến hành biểu quyết 

Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân. Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.

Về chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ, Luật quy định: Chế độ làm việc của Chính phủ, các thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Về hình thức hoạt động của Chính phủ, Luật quy định: Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Về hiệu lực thi hành, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025. Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14 và Luật số 20/2023/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Về điều khoản chuyển tiếp, trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa phù hợp với quy định của Luật này thì phải điều chỉnh thống nhất với quy định của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trong thời gian luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa sửa đổi, bổ sung theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, để bảo đảm giải quyết việc phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đang được quy định trong các điều, khoản, điểm có liên quan tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thống nhất áp dụng, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phù hợp với quy định của Luật này thì các quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được tiếp tục thực hiện cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

 

Theo quochoi.vn

 

Đồng chí Lê Quang Tùng Tổng thư ký Quốc hội

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Dự báo thời tiết: Tối ngày 3 và sáng 4/7

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh, thời tiết trên địa bàn tỉnh đêm 3, ngày 4/7 có mây thay đổi, nắng gián đoạn, nhiều nơi sẽ xuất hiện mưa rào và dông, trong đó có điểm có thể mưa vừa, mưa to.

Ứng dụng mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

“Muốn làm được việc phải hiểu việc; phải có kế hoạch cụ thể, từng bước đi, sâu sát, thực tiễn cuộc sống; phải vào cuộc với sự chủ động, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, đổi mới đất nước và hội nhập sâu rộng cùng thế giới”. Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại Phiên họp lần 3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về kết quả thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN, ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) 6 tháng đầu năm 2025, sáng 2/7.

Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Các ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm phó Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh (cũ) và ông Nguyễn Đức Hiển, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau (cũ), được bổ nhiệm làm phó Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Đoàn kết, hợp lực, xây dựng quê hương vươn mình

Ngày 1/7 đánh dấu bước khởi đầu quan trọng khi tỉnh Cà Mau chính thức vận hành bộ máy chính quyền cấp xã và cấp tỉnh sau sắp xếp. Trong không khí hân hoan, đội ngũ cán bộ, công chức, cùng giới nhân sĩ, trí thức, doanh nghiệp trên địa bàn đều thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm hợp lực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững bước trong chặng đường mới.

Công bố Quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau

Sáng 1/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau và triển khai công tác cán bộ.

Khí thế phấn khởi ngày làm việc đầu tiên

Hôm nay, ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Cà Mau chính thức đi vào hoạt động sau sắp xếp. Với tinh thần chủ động và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, chu đáo ngay từ ngày làm việc đầu tiên.

Kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh Cà Mau mở ra chặng đường lịch sử mới

Sáng 1/7, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, trọng thể tổ chức Kỳ họp thứ Nhất. Đây là kỳ họp mang tính lịch sử sau khi hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để công bố các quyết định về công tác cán bộ và thông qua một số vấn đề thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh.

Đoàn công tác Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 1/7, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn công tác của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.