ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm ngăn chặn tội phạm mua bán người

Báo Cà Mau Theo đánh giá từ Công an tỉnh, năm 2023 và quý I năm 2024, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng từng lúc còn tiềm ẩn phức tạp.

Nhận định tình hình thực tế, Giám đốc Công an tỉnh chủ động tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh. Qua đó, chưa phát hiện trường hợp lợi dụng xuất khẩu lao động trái phép để buôn người. Tuy nhiên, đã tiếp nhận 42 trường hợp công dân bị trao trả về địa phương. Công an tỉnh xác minh 5 vụ việc, tiếp nhận và thụ lý điều tra 2 vụ án (trong đó có 1 vụ mua bán người, 1 vụ mua bán người dưới 16 tuổi) do Bộ đội Biên phòng tỉnh khởi tố vụ án chuyển, với thủ đoạn bị cưỡng bức lao động, đòi tiền chuộc.

Công an thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Ðại tá Phạm Minh Luỹ, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết, thực tế đã qua cho thấy thủ đoạn mua bán người nói chung rất tinh vi, đa dạng. Thủ đoạn phổ biến nhất của bọn tội phạm là dụ dỗ, lừa gạt người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, trình độ học vấn thấp, có nhu cầu tìm việc làm xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến do người Trung Quốc làm chủ; khi các công dân Việt Nam không chịu nổi áp lực công việc (thời gian làm từ 12-13 tiếng/ngày), muốn trở về Việt Nam thì phải trả tiền cho công ty từ 50 triệu đến 180 triệu đồng (tiền bồi thường vi phạm hợp đồng). Một thủ đoạn nữa là môi giới lấy chồng nước ngoài, hứa hẹn vẽ lên viễn cảnh tươi đẹp để lôi kéo, dụ dỗ nhiều người, đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, các đối tượng sử dụng mạng Internet để quảng cáo, giới thiệu việc làm trên các tàu cá với mức lương cao hoặc móc nối với các đối tượng tìm kiếm những người có nhu cầu tìm việc làm trong và ngoài tỉnh. Các đối tượng sẽ bố trí xe đón tận nơi. Khi đến Cà Mau, các đối tượng tập trung người lao động lại một nơi do đối tượng thuê mướn hoặc nhà riêng của đối tượng trong thời gian ở đợi các chủ tàu đến nhận đi làm. Thời gian này, các khoản chi phí như tiền ăn, ở, điện, nước..., người lao động phải ghi giấy nợ cho các đối tượng môi giới. Số tiền trên được trừ vào lương ứng trước của người lao động do chủ ghe nhận lao động đứng ra chi trả trước cho các đối tượng môi giới. Một số trường hợp người lao động không chịu nổi áp lực công việc, không quen công việc, bị thuyền trưởng, thuyền viên đi chung đánh đập nên bỏ trốn.

Theo đánh giá của ngành chức năng, vấn đề tìm việc làm ở nước ngoài qua không gian mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro, người dân cần cảnh giác.

Theo đánh giá của ngành chức năng, công tác đấu tranh loại tội phạm mua bán người thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Trong đó, công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành chức năng trong tỉnh về đối tượng liên quan đến hoạt động mua bán người từng lúc, từng nơi chưa kịp thời, dẫn đến thiếu chủ động trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn. Công tác xác minh, thu thập thông tin, tài liệu về hoạt động mua bán người còn gặp nhiều khó khăn, do người thân của nạn nhân chậm báo tin, khi các đối tượng yêu cầu đưa tiền chuộc mới thả người thì lúc đó mới cung cấp cho công an... Bên cạnh đó, đã qua công tác tuyên truyền tuy được tổ chức triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa rộng khắp trong Nhân dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, địa bàn ven biển, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao.

Ðại tá Phạm Minh Luỹ nhận định, tình hình tội phạm mua bán người thời gian tới tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi hơn, nhất là hoạt động trên không gian mạng. Nếu không kịp thời quan tâm chỉ đạo các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn.

Phòng ngừa tội phạm mua bán người là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Chính vì thế, để công tác này đạt hiệu quả cần quan tâm hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân về các nguy cơ, cách nhận biết phòng tránh và hậu quả của tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về mua bán người cho cán bộ cơ sở để họ có thể phát hiện, tham mưu xử lý hiệu quả các vụ việc liên quan. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tại các địa bàn nông thôn, địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, để người dân nâng cao cuộc sống, không bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia hoạt động mua bán người. Cần quan tâm đúng mức vấn đề tạo việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, nhất là phụ nữ và trẻ em.

“Trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này, yêu cầu đặt ra là công tác phối hợp cần phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, các ngành chức năng có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thường xuyên trao đổi thông tin về tội phạm mua bán người để phối hợp hành động trong giải cứu nạn nhân, có biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, cung cấp các dịch vụ y tế tâm lý, tư vấn pháp luật và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện cho nạn nhân được giáo dục, đào tạo nghề, có việc làm ổn định”, Ðại tá Phạm Minh Luỹ chia sẻ.

Ðại tá Phạm Minh Luỹ cho biết, với chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian tới, lực lượng công an trong tỉnh sẽ chủ động nắm chặt tình hình về tội phạm mua bán người. Xác định tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; phân công, phân cấp, chủ động các biện pháp kế hoạch, huy động lực lượng, phương tiện mở các cao điểm đấu tranh, xử lý hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh./.

 

Văn Ðum

 

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...