ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 00:01:41

Nói không với xuất cảnh "chui"

Báo Cà Mau Thời gian gần đây, đặc biệt là từ năm 2022 đến nay, tình trạng đưa người sang lao động ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn biến ngày càng phức tạp. Nạn nhân bị các đối tượng xấu lợi dụng, xuất cảnh trái phép sang Campuchia ngày càng nhiều. Với hình thức hợp đồng lao động, sau đó đòi tiền chuộc nếu vi phạm, đã gây những hệ luỵ khôn lường cho nạn nhân và gia đình của họ.

Bài 1: Hành trình tìm con

Tin lời dụ dỗ ngon ngọt, tin vào lợi ích trước mắt, với công việc nhẹ, lương cao, không ít nạn nhân lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Họ bị lừa đưa ra nước ngoài, làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến tại Campuchia, khiến bao gia đình lâm vào tình cảnh khốn đốn, cha mẹ thì vật vã đi tìm con, nạn nhân thì mù mịt đường về.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng chị Nguyễn Thị Út, ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, lặn lội lên Ðà Lạt, rồi Bình Dương để làm thuê kiếm sống (lúc đó 2 con chị Út còn nhỏ, gửi lại dì nuôi, cho ăn học ở quê nhà). Vì gia cảnh nghèo, với quyết tâm vươn lên để cất được cái nhà ở cho đàng hoàng với người ta, anh chị đã làm việc cật lực. Do quá sức, chồng chị đổ bệnh, chị cũng bị thoái hoá cột sống.

Bệnh tình càng trở nặng nên vợ chồng dắt dìu nhau về quê, để lại con trai 18 tuổi, làm cho một công ty nệm ở tỉnh Bình Dương (theo cha mẹ làm được 2 năm nay). Chị Út rơm rớm nước mắt: “Bao nhiêu năm làm lụng, chồng đổ bệnh nên tiền dành dụm được dùng trị bệnh hết. Lúc về nhà càng khổ, không có chỗ cho anh nằm, mưa tạt, nhà như cái chòi. Anh em, chòm xóm thương tình giúp che lên được cái nhà. Khổ lắm”.

Chị Nguyễn Thị Út (thứ hai từ phải sang) rơm rớm nước mắt kể về hành trình cứu con bị lừa sang Campuchia.

Chưa ổn định cuộc sống thì chị lại nhận tin sét đánh, con trai bị gạt qua Campuchia, giờ muốn về phải chuộc trên 200 triệu đồng. Nỗi khổ lại chồng chất lên đôi vai của người mẹ gầy còm, đã gần 50 tuổi. Chị kể trong nước mắt: “Lúc con đi nhà không hay, mất tích tầm 9-10 ngày mới hay, rồi đi kiếm cháu. Sau đó, cháu nhắn tin nói đang ở Campuchia, người ta giới thiệu việc nhẹ lương cao, rồi kêu ra sân bay có người đón. Lúc đó tôi mới hoảng hốt đi tìm con”. 

Vượt qua nỗi sợ hãi của người phụ nữ chân quê, sự nghèo khổ, không tiền, thiếu kiến thức, chị quyết định đi tìm con. Gửi lại đứa con gái ở nhà với người cha già và người chồng bệnh tật, chị ròng rã mấy tháng trời, ngược xuôi trên TP Hồ Chí Minh, nhờ hiệp sĩ, công an giải cứu con mình. 

Chị Nguyễn Thị Út bên người chồng bệnh tật, trong ngôi nhà vừa được sửa chữa che mưa, che nắng cho cả gia đình.

 

Do bị quản lý nghiêm ngặt, con trai chị Út chỉ có thể lén lút nhắn tin lúc nửa đêm để thông báo tình hình cho mẹ biết. “Mình không điện thoại thẳng được cháu, chỉ nhắn tin qua lại. Mà phải nhắn lúc 1-2 giờ sáng mới được vì lúc đó nó mới được nghỉ. Nó nói người ta không cho điện thoại về nhà, bắt nó đổi 3 công ty, bắt túc trực trên máy tính để bán đồ Online trên mạng. Ban đầu, cháu nhắn tin kêu mẹ gửi tiền chuộc 130 triệu đồng, vài bữa sau tăng lên 240 triệu đồng. Nó nói con kiến còn lọt không khỏi, làm sao con ra”, chị Út vẫn còn bàng hoàng khi kể lại.

Thế rồi, hơn 1 tháng ròng rã, mò mẫm tìm cách cứu con, đi tới lui làm hồ sơ thủ tục, xác nhận của chính quyền địa phương từ ấp đến tỉnh, là con mình bị bán qua Campuchia, thì công an đã xác nhận hồ sơ cho chị và hứa sẽ thông báo cho chị khi có thông tin. 

Trong thời gian đợi chờ đó, chị vẫn tiếp tục nhắn tin thăm chừng con. “Lúc đó ngày nào tôi cũng khóc. Nó nói giờ cũng không biết ở đâu, cũng không nhờ ai dẫn về được hết, chỉ mẹ gửi tiền qua mới về được. Tôi nghe mà xót xa. Mỗi lần thức giấc tôi lại khóc, cha thì bệnh liệt giường, con thì bị người ta bắt đi mất”, chị Út nghẹn ngào.

Cuộc sống người dân địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu kiến thức, rất dễ bị dụ dỗ "việc nhẹ lương cao" sang Campuchia lao động bất hợp pháp.

Rồi may mắn cũng đến với chị, sau 3-4 tháng ròng rã tìm con (khoảng 1 tháng sau khi công an tiếp nhận hồ sơ), chị đã nhận được tin vui, mẹ con, gia đình được đoàn tụ. Chị cười mà rơi nước mắt: “Con về, thấy nó không bị thương tích, tật nguyền là tôi mừng lắm rồi”.

Ðây không phải là trường hợp hiếm gặp trên địa bàn tỉnh, tình trạng này đã diễn ra ngày càng phổ biến trong 2 năm gần đây. Và không phải ai cũng may mắn như con chị Út, tìm được đường về nhà với thân thể còn lành lặn.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, xác nhận: “Thời gian gần đây, nhiều thông tin về các trường hợp công dân Việt Nam bị lôi kéo, lừa sang Campuchia theo con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp để làm việc trong các sòng bài, cá độ, xổ số, cơ sở game Online... Khi đến nơi làm việc, nạn nhân mới biết công việc, đãi ngộ không như quảng cáo. Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc (từ 15-16 tiếng/ngày), nếu không sẽ bị đối xử tồi tệ. Nhiều người bị tra tấn, đánh đập rất tàn bạo khi tìm cách trốn ra khỏi nơi làm việc, giam giữ. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở về Việt Nam thì bị đánh đập, bắt ký khống giấy nợ và yêu cầu bồi thường hàng ngàn đô la mới được thả, hoặc bị bán cho công ty khác”./.

 

Hồng Nhung - Quách Nguyên

Bài cuối: Ðể không là nạn nhân

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...