ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 11-9-24 03:21:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rạng ngời đôi mắt khoẻ, đẹp

Báo Cà Mau Từ ngày 20-24/6, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cùng đoàn y, bác sĩ là các chuyên gia đến từ Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Ðồng 1, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho 42 trẻ bị bệnh về mắt (lé 23 trẻ, sụp mí 19 trẻ), tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, hoàn toàn miễn phí. Đây là hoạt động nằm trong Dự án Tiếp cận toàn diện để cải thiện thị lực tại tỉnh Cà Mau do Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan - Eye Care Foundation (ECF) tài trợ.

Nở nụ cười thật tươi và nhí nhảnh tạo dáng chụp ảnh với đôi mắt sau phẫu thuật lác (lé), bé Lê Thiên Kim, 8 tuổi, vui vẻ: “Con rất vui vì đôi mắt của con sẽ đẹp và con tự tin hơn đến trường. Con biết ơn các y, bác sĩ đã cho con và các bạn có được đôi mắt khoẻ, đẹp”. Trìu mến nhìn con, chị Âu Thiên Ái (ngụ xã Thới Bình, huyện Thới Bình) xúc động: “Từ lúc phát hiện con bị lé 2 mắt, cả gia đình thương con lắm. Gia đình quyết định hè này sẽ đưa con đi TP Hồ Chí Minh mổ mắt, nhưng may mắn là có đoàn y, bác sĩ ở TP Hồ Chí Minh về đây khám, mổ mắt miễn phí, mừng lắm vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí!”.

Niềm vui của bé Lê Thiên Kim sau khi được các bác sĩ mang lại đôi mắt khoẻ, đẹp.

Bày tỏ niềm hạnh phúc, sự biết ơn, chị Lâm Mỹ Lành (ngụ xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi) chia sẻ, bé Mai Khánh Ngọc, con gái chị đã học lớp 2, nhiều lúc đi học bị bạn bè chọc là bị lé, bé khóc, tủi thân. Nay được mổ mắt, được y, bác sĩ tư vấn tận tình cách chăm sóc mắt để nhanh phục hồi và có đôi mắt khoẻ, đẹp, bé đã vui hơn, tự tin hơn và cười nói khoe rằng: “Ðôi mắt con sẽ đẹp như các bạn!”.

Thạc sĩ, Bác sĩ nhãn nhi Võ Thị Bảo Châu, Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, cho biết, trước phẫu thuật 1 tháng, đoàn đã khám sàng lọc cho gần 200 trẻ, cho thấy ở Cà Mau số bé có bệnh lý lé, sụp mí nhiều, và có thể còn nhiều bé chưa có điều kiện thăm khám. Do đó, phụ huynh cần lưu ý quan sát, khi trẻ có dấu hiệu bất thường về mắt cần đưa trẻ đi khám để can thiệp kịp thời, vì lé, sụp mí không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn một số bệnh lý trong mắt như ung thư, nhược thị, thậm chí mù loà. Ðối với các bé vừa được phẫu thuật, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc mắt cho bé theo hướng dẫn, giữ vệ sinh, đeo kính và tái khám theo đúng hẹn.

“Chúc các bé có đôi mắt khoẻ, đẹp để học tập thật tốt và trải nghiệm cuộc sống!”, Bác sĩ Bảo Châu chân thành.

Sáng 21/6, các y, bác sĩ Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cùng các chuyên gia đến từ Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Ðồng 1, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh chẩn đoán trước mổ, hội chẩn và hoàn tất bệnh án.

 

Mọi công tác được tiến hành khẩn trương, chu đáo, và tỉ mỉ.

 

Ca phẫu thuật sụp mí đầu tiên được các chuyên gia trực tiếp tiến hành tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau chiều 21/6.

 

Các y, bác sĩ theo dõi sát sức khoẻ của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật.

 

 Thạc sĩ Bác sĩ nhãn nhi Võ Thị Bảo Châu tận tình tư vấn gia đình chăm sóc mắt bé sau phẫu thuật sụp mí và tuân thủ lịch tái khám.

 

Sau phẫu thuật 1 ngày, các bé được phát thuốc và xuất viện, hẹn lịch tái khám.

 

Băng Thanh - Lê Tuấn thực hiện

 

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.

Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).

Bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Có 38 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, với 5,5 ha, mỗi ao nuôi 1.000 m2, ông Nguyễn Hữu Ánh, Ấp 3, xã Tân Thành, (TP Cà Mau), cho biết, từ khi thả con giống đến khi cá lớn, lúc mưa phải theo dõi thường xuyên, để cá không bị thất thoát. Khi đào ao, làm ao, làm liếp phải có độ ngả ra bên ngoài. Lưới rào được bà con nuôi cá chọn là lưới mành xanh, chiều cao của lưới gần 1 m là an toàn. Riêng ống thoát nước, chọn ống 42, đầu ống được hơ lửa, khoan lỗ nhỏ. Tại một số đường thoát nước, bà con cũng đặt lú để phòng ngừa cá thoát ra ngoài khi mực nước dâng. Mùa mưa, nước ao nuôi trong hơn, cá phát triển tốt, nên lượng thức ăn cần nhiều hơn.

Nuôi gà tí hon làm thú cưng

Vừa là thú vui tao nhã giải toả stress, vừa tô điểm cho không gian đẹp và còn có thể tăng gia sản xuất ngay tại nhà phố, đó là mô hình nuôi gà rutin tiểu cảnh - loài gà được mệnh danh là “gà nhỏ nhất thế giới” đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn như nuôi thú cưng.

Không gian xanh trong môi trường quân đội

Thực hiện chủ trương của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng, công tác bảo vệ môi trường luôn được các đơn vị lực lượng vũ trang quan tâm. Theo đó, Ban Chỉ huy quân sự TP Cà Mau thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế: tăng gia sản xuất với mô hình trồng rau sạch; sử dụng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng hố rác hợp vệ sinh; tái chế sản phẩm nhựa...

"Hành quân xanh" vì cộng đồng

Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng đơn vị, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, Chiến dịch tình nguyện "Hành quân xanh" được cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên (ÐVTN), lực lượng vũ trang (LLVT) hưởng ứng thực hiện bằng nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, như: tổ chức về nguồn tại các địa chỉ đỏ; tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; tham gia công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền biển đảo; thăm hỏi, chia sẻ với gia đình, con em cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển đảo. Phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, như chương trình “Học kỳ quân đội”, “Một ngày làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy”...