ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 22:07:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rạng rỡ sự nghiệp của Nhà báo anh hùng Phan Ngọc Hiển

Báo Cà Mau Ngày còn ngồi ghế nhà trường ở đô thành Sài Gòn, Phan Ngọc Hiển đã sử dụng ngòi bút viết bài in báo chống chế độ bãi khoá của nhà trường, ca ngợi các nhà chí sĩ yêu nước, ca ngợi tinh thần cuộc đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh…

Phan Ngọc Hiển là một cán bộ cách mạng tiền bối, một nhà giáo và là một nhà báo.

Ngày còn ngồi ghế nhà trường ở đô thành Sài Gòn, Phan Ngọc Hiển đã sử dụng ngòi bút viết bài in báo chống chế độ bãi khoá của nhà trường, ca ngợi các nhà chí sĩ yêu nước, ca ngợi tinh thần cuộc đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh…

Năm 1931, tốt nghiệp Trung học Sư phạm, Phan Ngọc Hiển bị nhà cầm quyền “đày” đến Rạch Gốc, Tân Ân - Mũi Cà Mau, làm thầy giáo dạy học. Vừa đặt chân tới Rạch Gốc, Phan Ngọc Hiển viết bài và tự tay in rau câu bài viết của mình phân phát những tờ báo có nội dung tiến bộ về Rạch Gốc để giác ngộ cách mạng cho bà con. Và, ngay thời điểm “chân ướt chân ráo”, Phan Ngọc Hiển viết bài in báo về đời sống của Nhân dân vùng rừng, biển xa xôi, hẻo lánh dưới chế độ áp bức bóc lột của bọn kiểm lâm người Tây, người Việt, như bài “Vào quê”, bài điều tra “Vụ kiểm lâm Cà Mau”…

Chân dung Phan Ngọc Hiển và Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai đặt tại thị trấn Năm Căn.       Ảnh: VŨ TRÂN

Suốt quá trình học trung học và 10 năm dạy học, hoạt động cách mạng, Phan Ngọc Hiển hoạt động báo chí rất sôi nổi. Nhưng gia tài - tác phẩm báo chí của Phan Ngọc Hiển chúng ta chỉ sưu tầm được 70 tác phẩm in trên tuần báo Tân Tiến trong năm 1936 và vài tháng đầu năm 1937… Trong 70 tác phẩm này có 21 bài xã thuyết - tranh luận, bút chiến; 16 bài điều tra, phóng sự, bút ký; 8 bài các thể loại văn học, trong đó có tiểu thuyết “Mương đào - ổ yến” khoảng 40.000 chữ.

Sức chiến đấu kiên cường của ngòi bút Phan Ngọc Hiển

Trong 70 tác phẩm của Phan Ngọc Hiển in báo Tân Tiến trong năm 1936 có hơn chục tác phẩm “đá động” đến uy danh của những tên cầm quyền, những tên dân biểu giả hiệu, những tên đại diện Chính phủ Bình dân Pháp, tên toàn quyền, sau tổng trưởng, quan thống đốc Nam kỳ….

Ngay khi đặt chân tới Rạch Gốc, Phan Ngọc Hiển viết ngay bài điều ta về vụ kiểm lâm Cà Mau. Bài báo vạch mặt gian ác, tham tàn của những tên kiểm lâm người Việt - người Pháp. Ông hết lời bênh vực người dân vùng rừng biển sống thê thảm dưới ách áp bức, hà khắc của chế độ bất công.

Trong bài “Lá đơn kính dâng cho Thống đốc Nam kỳ”, Phan Ngọc Hiển lên án hành động áp bức Nhân dân của Sở Kiểm lâm và nêu rạch ròi đòi thực hiện 5 yêu sách: I. Kiểm lâm phải cho cây lá đủ xài dễ dàng nội cuộc cất hay tu bổ một cái nhà của mỗi chủ; II. Trong mỗi làng phải dự bị một khoảng rừng có đủ cây lá cho dân làng ấy dùng; III. Khi đốn cây lá xong, dân cho quan đốc kiểm lâm hay thì phải lập tức đến cho dân chở về;  IV. Dân làng được tự do vô rừng đốn củi khô chụm và đốn cây bắc cầu trong xóm; V. Phải có một luật lệ rành rẽ và luật ấy phải cho làng rõ đặng truyền bá cho dân hay. Những đồ vặt vạnh nhỏ mọn như gàu cà bắp, cần câu, dân được tự do dùng cây lá ở rừng.

Trước chế độ thống trị, áp bức, bất công, trước đời sống thống khổ của giai cấp, của đồng bào, ngòi bút Phan Ngọc Hiển đấu tranh giành giật chén cơm manh áo, giành giật sự sống cho họ. Theo Phan Ngọc Hiển; có “sống” mới đấu tranh giải phóng cho mình. Chính vì vậy, đề tài tác phẩm Phan Ngọc Hiển tập trung cao độ vào mục tiêu giải phóng giai cấp cần lao và mục tiêu giải phóng dân tộc. Từ tấm lòng yêu nước thương dân sâu thẳm, nồng nàn, từ lòng căm thù cao độ chế độ áp bức bất công mà ngòi bút Phan Ngọc Hiển không than thân trách phận, không thét tiếng kêu xé lòng vô vọng mà ngòi bút Phan Ngọc Hiển kêu gọi sự đoàn kết, sự vùng dậy của Nhân dân làm cuộc cách mạng.

Bài báo “Xuân sống” Phan Ngọc Hiển viết: “Sống là vui hoạt động trong trường hận để “phá” và “lập” phá tan thành khổ và lau khô ráo giọt lệ đau thương của đại đa số người đau khổ - Lập thành mới là sắm những khí cục để bảo tồn sự sống tự do của đại đa số người ấy. Cái thân xã hội nước nhà là đám bình dân lao động. Bấy lâu thân ấy như gỗ chìm dưới muôn ngàn lượn sóng khổng lồ, như sao mờ bởi áng mây đen mờ mịt… ăn còn đói, uống còn khát, nói còn đớ, đi còm cúm… Nông nổi ấy là do giọt máu di truyền của đám phong kiến; nhồi sạo - ngu hiếu - ngu trung. Rõ ràng phong kiến là mẹ sanh nô lệ”.

Về kinh tế, tác phẩm Phan Ngọc Hiển chủ trương “chấn hưng nghề nghiệp, bênh vực lợi quyền”, “chúng ta chấn hưng những nền tồi tệ, mở mang cái chưa có, bênh vực quyền lợi xứ ta”… Phan Ngọc Hiển kêu gọi đồng bào: “… Ruộng hoang không khai phá, có thân không tìm “nhật nghệ tinh”, có chí không biết cạnh tranh mà bảo thủ quyền lợi và nhục tông môn…”. Phan Ngọc Hiển kêu gọi đồng bào ủng hộ việc thành lập công ty xe điện và tham gia phát triển ngành thương mại. Phan Ngọc Hiển viết: “Tiến lên hỡi đồng bào! Công ty xe điện có rồi! Công ty thương mại các sắc mọc lên - Tiền đồ rực rỡ!”.

Ngòi bút Phan Ngọc Hiển kêu gào về sự khai hoá dân trí, lên án sự dốt nát lu mờ dưới chính sách “ngu dân để trị” của thực dân Pháp. Trong bài xã thuyết “Người thương nước nên mở mang dân trí”, Phan Ngọc Hiển đặt vấn đề lập thư viện ở mỗi làng. Muốn canh tân đất nước nhất thiết phải có tầng lớp trí thức. Trong cảnh nước mất nhà tan, có nhiều trí thức phục vụ chế độ thực dân, phong kiến, trong bài báo “Hỡi đàn anh Nam Việt (tức tầng lớp trí thức) Phan Ngọc Hiển viết: “Hỡi đàn anh Nam Việt! Nếu thái độ các ngài mãi vậy thì hai mươi mấy triệu dân da vàng này chừng nào mới thoát khỏi vòng nô bộc?”. Phan Ngọc Hiển kên trì kêu gọi “đàn anh” hy sinh cái sung sướng nhỏ nhen của bản thân, của gia đình mà đem tài năng phụng sự hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, “có như vậy đất nước mới có ngày liệt cường”.

Vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cần lao, ngòi bút Phan Ngọc Hiển tuyên truyền giác ngộ các tầng lớp Nhân dân, các giai cấp trong xã hội đứng lên làm cách mạng. Trong đó, Phan Ngọc Hiển quan tâm đặc biệt tới lực lượng thanh niên.

Trong bài xã thuyết “Hỡi thanh niên” có đoạn: “Thanh niên một nước không phải làm cục bột mềm để người ta nhồi, trộn, nặn ra bánh này, bánh nọ. Mà trái lại, thanh niên là đám người có hồn, có trí, có lực… để hoạt động tự lập nước nhà. Làm thanh niên là làm cái sườn chống chỏi giông tạt, gió đùa cho khỏi nhà xiêu, cửa ngã. Làm thanh niên là làm những bức tường cao bảo vệ sự nghiệp tổ tiên để lại”.

Tác phẩm Phan Ngọc Hiển đặt thanh niên vào một vị trí đặc biệt quan trọng, là lực lượng quyết định cho thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng một đất nước phồn vinh.

Góc nhìn của một Nhà báo

Ðầu thập niên 30, thế kỷ 20, thời kỳ ngôn ngữ Việt Nam còn nghèo nàn, báo chí - văn học Việt Nam còn phôi thai, vậy mà Phan Ngọc Hiển có một sự nghiệp báo chí tiên tiến - một nhà báo đầy tài năng và tâm huyết. Báo chí Phan Ngọc Hiển có sức chiến đấu đầy máu lửa và nghệ thuật báo chí có sức thuyết phục cao.

Ðiều làm chúng ta bất ngờ là vào thời điểm đó mà trong hoạt động báo chí của mình, Phan Ngọc Hiển nêu ra tâm huyết và cương lĩnh nghề nghiệp đến bây giờ vẫn còn đầy ắp tính thời sự, tính hiện thực sâu sắc. Bài “Người thương nước lo mở mang dân trí”, Phan Ngọc Hiển viết: “Báo chí mọc như nấm, sách vở lên như ma mà xét cho kỹ lại ít sách báo chuyên chú về mặt bình dân (…) thành ra có đọc cũng đọc cho qua buổi (…). Tôi muốn nói nước ta thiếu văn sĩ bình dân. Cái chân giá trị của nhà văn là làm sao người xem văn phải hoá theo văn, chớ không phải ở câu văn dồi dào mà như mây khói thoáng qua. Một người văn sĩ bình dân thấy rõ chỗ cần dùng, chỗ đói khát của dân, biết tâm lý và sự dốt nát của dân thì đoạn văn, quyển sách tuy nhiên hữu ích…”.

Về báo chí, Phan Ngọc Hiển viết: “Báo giới là lòng dân trước Chính phủ, là ngọn đuốc giúp Chính phủ thấy đâu chính, đâu tà, đâu liêm sĩ, đâu ô trược, đâu công bình, đâu bóc lột, đâu bình dân, đâu hiếp dân”.

Về tự do báo chí, Phan Ngọc Hiển lên án chế độ đương thời: “Người đời đối với nghề làm báo gắt lắm (…). Cây viết hiện giờ nằm trong phạm vi hẹp té như cái hộp quẹt”.

Về trách nhiệm người cầm bút, Phan Ngọc Hiển viết: “Chúng tôi chỉ một đám người giữ nó trong địa vị phù hợp với cuộc tiến hoá xã hội”. Trong hoàn cảnh bức bối đối với bọn cầm quyền ngăn cấm báo chí, Phan Ngọc Hiển với lời tuyên thệ nghề nghiệp: “Nếu công lý mà không rõ mùi dương thế, nếu công lý mà không dòm chuyện công lý thì tôi chịu một đời khốn nạn (…) để cho người đời đi quỳ, đi kiện, đi thưa để lấy tiền lấp mất công lý (…) nhưng nếu tấm bảng Tân Tiến không mẻ miếng nào thì Phan Phan tôi phải chiều theo công lý để trả nợ văn chương với người đời”.

Báo chí Phan Ngọc Hiển luôn đương diện chống kẻ thù, chống chế độ thực dân phong kiến: cực lực lên án chống đối từ những tên tay sai đến những tên đại diện thực dân Pháp. Và, báo chí Phan Ngọc Hiển khát khao đòi áo ấm cơm no cho đồng bào, đòi độc lập dân tộc, đòi giải phóng giai cấp cần lao, đòi xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Báo chí Phan Ngọc Hiển là báo chí cách mạng rực lửa chiến đấu. Hoạt động báo chí công khai. Nhà báo Phan Ngọc Hiển 3 lần bị nhà cầm quyền giam vào ngục tối và đứng trước bộ máy chính quyền dùng mật thám, quân đội hạn chế và cấm đoán hoạt động báo chí. Nhưng bọn cầm quyền càng cầm tù, càng ngăn cấm thì hoạt động báo chí của Phan Ngọc Hiển càng thêm sôi nổi, càng thêm quyết liệt; tác phẩm báo chí của ông càng thêm sắc sảo, sức chiến đấu càng nâng cao, thành mũi nhọn đột kích vào chế độ thực dân phong kiến phản động, tấn công vào những tên cầm đầu thực dân Pháp và những tên tay sai bán nước. Và tác phẩm Phan Ngọc Hiển luôn luôn đề cao mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội Việt Nam tiến bộ, văn minh.

Tinh thần chiến đấu và dũng khí báo chí Phan Ngọc Hiển thể hiện sắc bén tinh thần chiến đấu với quân thù và nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, nêu cao phẩm chất chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khi ra trận, lúc đứng trước pháp trường, tinh thần, ý chí chiến đấu và phẩm chất anh hùng cách mạng của nhà báo, của người chiến sĩ cộng sản càng cất cao ngọn, càng thắp sáng.

Từ góc nhìn là một nhà báo, sự nghiệp Anh hùng Phan Ngọc Hiển thêm lung linh, rạng rỡ./.

Phạm Văn Tri

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.