ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:49:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rộn ràng phiên chợ cuối năm

Báo Cà Mau Ngày cuối cùng của năm - Ngày 30 tháng Chạp (nhằm ngày 09/2/2024 dương lịch), ngay từ sáng sớm, khi mặt trời chưa lên, các hoạt động mua bán nhu yếu phẩm, nhất là các mặt hàng thực phẩm, trái cây tại các chợ lớn trên địa bàn Tp. Cà Mau đã nhộn nhịp hẳn lên.

Nhu cầu tiêu dùng ngày cuối năm có phần tăng cao. Tuy nhiên, theo ghi nhận giá bán chỉ tăng nhẹ, nhất là các mặt hàng thiết yếu, như: thịt heo, rau, củ, quả. Theo ghi nhận, lượng hàng hóa tại chợ khá phong phú, đáp ứng sức mua của người tiêu dùng trong những ngày giáp Tết, kể cả trong những ngày Tết Nguyên đán 2024.

Khi mặt trời chưa lên, các gian hàng bán thịt heo tại chợ phường 8 đã được trưng bày đầy ấp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong những ngày Tết.

 

Hừng đông, chợ trái cây phường 7 cũng đã nhộn nhịp hẳn lên.

 

Đường Phạm Văn Ký, phường 2 tấp nập người mua sắm Tết ngày cuối năm.

 

Khác với sự rộn ràng của chợ truyền thống, sức mua tại chợ hoa và chợ dưa hấu (đường Phan Ngọc Hiển nối dài và đường Lê Duẫn) có phần vắng khách so với mọi năm. Đến trưa 30 Tết, nhiều lô chợ hoa, đặc biệt là các khu vực bán hoa mai, lượng hàng tồn rất nhiều, dù đã hạ giá.

Khác với hình ảnh của chợ truyền thống, chợ hoa Tết trên đường Phan Ngọc Hiển (nối dài) vắng khách dù đã trưa 30 Tết.

 

Chợ dưa hấu trưa ngày 30 Tết.

Nguyên nhân là hoa mai năm nay ra hoa sớm, sắp tàn nên không thu hút được người mua. Thêm vào đó, nhu cầu mua hoa chưng trong nhà những ngày Tết đã có nhiều sự lựa chọn; nhiều nhà vườn tại địa phương đã phát triển nghề trồng hoa Tết nên nhu cầu tại chợ không lớn. Đối với dưa hấu, phần lớn được mua bán trên môi trường mạng trước đó nên nhu cầu tại chợ cũng hạn chế.

Ngay trước cổng Trường THPT Hồ Thị Kỷ, phiên chợ hoa dùng để cắm bình chưng trong những ngày tết cũng rất rộng ràng ngay từ sáng sớm.

 

Trên 10 năm nay, anh Đồng Văn Chót (Út Chót), ấp 4, xã An Xuyên (Tp. Cà Mau) chọn 2 ngày cuối năm để bán món độc lạ tự tay anh làm từ bông lúa, với mong ước mang lại tài vận cho người chưng Tết. Út Chót cho biết, chỉ 2 ngày, sau khi trừ chi phí lời khoảng 10 triệu đồng, có được cái Tết ấm no.

 

Những cành mai vườn được người dân mua về cắm trong bình chưng những ngày Tết. Phong tục chưng mai vàng đã trở thành nét đẹp truyền thống, được nhiều người ưu dùng nhằm tưởng nhớ Tết xưa.

 

Trần Nguyên

 

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.

Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).

Bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Có 38 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, với 5,5 ha, mỗi ao nuôi 1.000 m2, ông Nguyễn Hữu Ánh, Ấp 3, xã Tân Thành, (TP Cà Mau), cho biết, từ khi thả con giống đến khi cá lớn, lúc mưa phải theo dõi thường xuyên, để cá không bị thất thoát. Khi đào ao, làm ao, làm liếp phải có độ ngả ra bên ngoài. Lưới rào được bà con nuôi cá chọn là lưới mành xanh, chiều cao của lưới gần 1 m là an toàn. Riêng ống thoát nước, chọn ống 42, đầu ống được hơ lửa, khoan lỗ nhỏ. Tại một số đường thoát nước, bà con cũng đặt lú để phòng ngừa cá thoát ra ngoài khi mực nước dâng. Mùa mưa, nước ao nuôi trong hơn, cá phát triển tốt, nên lượng thức ăn cần nhiều hơn.

Nuôi gà tí hon làm thú cưng

Vừa là thú vui tao nhã giải toả stress, vừa tô điểm cho không gian đẹp và còn có thể tăng gia sản xuất ngay tại nhà phố, đó là mô hình nuôi gà rutin tiểu cảnh - loài gà được mệnh danh là “gà nhỏ nhất thế giới” đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn như nuôi thú cưng.

Không gian xanh trong môi trường quân đội

Thực hiện chủ trương của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng, công tác bảo vệ môi trường luôn được các đơn vị lực lượng vũ trang quan tâm. Theo đó, Ban Chỉ huy quân sự TP Cà Mau thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế: tăng gia sản xuất với mô hình trồng rau sạch; sử dụng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng hố rác hợp vệ sinh; tái chế sản phẩm nhựa...

"Hành quân xanh" vì cộng đồng

Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng đơn vị, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, Chiến dịch tình nguyện "Hành quân xanh" được cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên (ÐVTN), lực lượng vũ trang (LLVT) hưởng ứng thực hiện bằng nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, như: tổ chức về nguồn tại các địa chỉ đỏ; tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; tham gia công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền biển đảo; thăm hỏi, chia sẻ với gia đình, con em cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại các vùng biển đảo. Phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, như chương trình “Học kỳ quân đội”, “Một ngày làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy”...