ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 12:08:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc màu Khmer trong lòng Bảo tàng Bạc Liêu

Báo Cà Mau

Không chỉ là không gian trưng bày nhiều hiện vật đa dạng, sinh động về văn hóa và con người Bạc Liêu qua nhiều thời kỳ, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu còn mang hơi thở của văn hóa cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Trong đó, không gian văn hóa Khmer mang đến người xem ấn tượng về đời sống mộc mạc, bình dị của một cộng đồng giàu bản sắc trên mảnh đất Bạc Liêu.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA 3 DÂN TỘC ANH EM

Với thiết kế gồm 3 tầng, tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu thì mỗi tầng như một chương riêng trong câu chuyện kể về vùng đất và con người nơi đây. Tầng 1 trưng bày chuyên đề về lịch sử hình thành, địa giới hành chính và môi trường tự nhiên của tỉnh - phần “mở đầu” giúp người xem định hình bối cảnh địa lý và dòng chảy thời gian từ thời xa xưa.

Lên đến tầng 2, cánh cửa của văn hóa được mở ra, dẫn dắt du khách bước vào thế giới của nền văn hóa Óc Eo và không gian sinh hoạt tinh thần của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Mỗi khu vực được thiết kế theo mạch kể riêng biệt nhưng vẫn hài hòa trong tổng thể. Nổi bật trong tầng trưng bày này là không gian văn hóa Khmer - rực rỡ, sống động và đầy xúc cảm. Những mái chùa Khmer với hoa văn chạm khắc tinh xảo, nhạc cụ lễ hội như bộ nhạc ngũ âm… nhắc nhớ người xem về những mùa lễ hội lớn của đồng bào Khmer như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn-ta, Oóc-om-bóc ở nhiều phum sóc.

Chính sự kết hợp giữa hiện vật, mô hình và hình ảnh tư liệu đã biến không gian tầng 2 trở nên sinh động hơn, đưa du khách bước vào một “hành trình” đầy màu sắc của di sản Bạc Liêu. Không chỉ trưng bày nhạc cụ, nơi đây còn giới thiệu mô hình các món ăn truyền thống của đồng bào Khmer. Các trang phục lễ của đồng bào Khmer được trình bày chỉn chu, thể hiện tính biểu tượng và thẩm mỹ trong từng đường kim mũi chỉ. Đặc biệt, những công cụ gắn liền với đời sống nông nghiệp như vòng gặt, phảng, nọc cấy, kẹp đập lúa... được tái hiện đầy đủ. Khách tham quan được tận mắt thấy vòng gặt lúa của người Khmer được làm giống hình chữ S, trong khi vòng gặt của người Kinh lại có hình chữ V. Sự khác biệt này thể hiện sự sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và còn minh chứng cho bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer.

Không gian văn hóa Khmer được bố trí trực quan, hiện đại tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: T.N

ĐƯA VĂN HÓA KHMER ĐẾN GẦN HƠN VỚI CÔNG CHÚNG

Trước kia, muốn thấy tận mắt những vật dụng quen thuộc như nông cụ, phục trang truyền thống, bộ nhạc ngũ âm thì người ta thường phải về tận các phum sóc hoặc được chiêm ngưỡng tại các mùa lễ hội của đồng bào Khmer. Giờ đây, tất cả đã được trưng bày trong một không gian hiện đại, dễ tiếp cận với những hình ảnh, thông tin qua màn hình Led cùng lời giới thiệu truyền cảm của thuyết minh viên Bảo tàng.

Nhờ sự sắp đặt hợp lý, không gian văn hóa Khmer tại bảo tàng trở nên gần gũi, thân thiện với mọi lứa tuổi. Từ học sinh - sinh viên đến du khách trong và ngoài tỉnh đều có thể tìm hiểu nguồn gốc, công dụng của công cụ canh tác, các nghi lễ truyền thống, giá trị tinh thần của đồng bào Khmer một cách trực quan và sinh động. Việc kết hợp mô hình, hình ảnh và hiện vật được số hóa mang đến những góc nhìn đa chiều và những trải nghiệm thú vị khi người xem được “nhìn”, “nghe” và “cảm nhận” đúng nghĩa. Bên cạnh đó, không gian văn hóa 3 dân tộc nói chung, không gian văn hóa Khmer nói riêng còn giúp thế hệ trẻ nhận thức được sự phong phú trong di sản văn hóa của Bạc Liêu, từ đó khơi gợi lòng tự hào và ý thức gìn giữ những giá trị truyền thống, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Chị Nguyễn Thị Phương Anh (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) cùng gia đình đến tham quan và chia sẻ: “Tham quan Bảo tàng giúp tôi hiểu nhiều hơn về quê hương của mình, cũng như hiểu thêm về văn hóa của đồng bào Khmer. Tôi nghĩ đây là cách rất hay để giữ gìn văn hóa dân tộc”.

Với cách trưng bày sinh động, hiện đại, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu có thể xem như một điểm “du lịch tại chỗ” - nơi người dân và du khách có thể tìm về giá trị cội nguồn của vùng đất Bạc Liêu mà không cần đi xa. Hơn hết, Bảo tàng đã góp phần đưa văn hóa Khmer ra khỏi ranh giới địa lý để đến gần hơn với trái tim công chúng. Đó là một trong những cách mà Bạc Liêu góp phần gìn giữ di sản bằng việc kể lại câu chuyện của mình một cách chân thành, trân trọng và đầy nghệ thuật.

BÙI TUYẾT

Người “giữ hồn” nghệ thuật Nhạc trống lớn

Ông Hữu Văn Kel, Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ) vinh dự là 1 trong 15 cá nhân của tỉnh Cà Mau vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV-2025, thuộc loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc trống lớn của người Khmer”. 

Quảng bá hình ảnh quê hương

Sinh ra và lớn lên ở TP Hải Dương, năm 1996, anh Nguyễn Hiệp (Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1979, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) vào Nam lập nghiệp. Ngoài công việc chính là kinh doanh hàng ăn tại Phường 1 - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, những lúc rảnh rỗi anh tìm đến nhiếp ảnh như cách để xả stress.

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.