ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 17:50:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sinh viên đi làm thêm: Những trải nghiệm thú vị

Báo Cà Mau Học tập luôn là điều ưu tiên hàng đầu, thế nhưng, nếu suốt ngày chỉ vùi đầu vào sách vở thì cũng không phải là chuyện tốt. Một sinh viên năng động luôn biết tìm cho mình những cơ hội để rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm. Một số bạn sẽ chọn những hoạt động tập thể Đoàn - Hội để tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết và cũng có không ít bạn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khi đi làm thêm.

Học tập luôn là điều ưu tiên hàng đầu, thế nhưng, nếu suốt ngày chỉ vùi đầu vào sách vở thì cũng không phải là chuyện tốt. Một sinh viên năng động luôn biết tìm cho mình những cơ hội để rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm. Một số bạn sẽ chọn những hoạt động tập thể Đoàn - Hội để tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết và cũng có không ít bạn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khi đi làm thêm.

Làm thêm là một nhu cầu rất lớn đối với sinh viên. Làm thêm không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền mà còn là để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng. Hơn hết, đó là những trải nghiệm thú vị mà không phải môi trường nào cũng có được. Ðối với nhiều sinh viên khó khăn thì vừa học vừa làm là cách tốt nhất để đỡ đần gánh nặng chi phí học tập cho gia đình.

Làm PG, rèn luyện cho sinh viên sự nhạy bén, tháo vác, có khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng.

Bạn Nguyễn Hoàng Duy, sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu Cà Mau, cho biết, bạn đã trải qua rất nhiều công việc, từ trực phòng game, tiếp thị điện thoại di động, nhân viên nhập liệu cho bảo hiểm bưu điện đến nhân viên của Trung tâm Quảng bá du lịch. Và hiện tại bạn cũng đang làm thêm ngoài giờ tại Siêu thị Coop Mart.

Thời gian học của sinh viên thường không xuyên suốt nên những giờ không đi học Duy đều tranh thủ đi làm thêm. Ða số công việc đều làm theo ca nên tiền lương nhận được cũng chỉ khoảng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng mỗi tháng, không nhiều nhưng tích góp bạn vẫn có thể tự lo học phí và tiền sinh hoạt.

Duy tâm sự, khoảng thời gian làm nhân viên tiếp thị điện thoại, bạn phải chạy xe đến hết các huyện trong tỉnh, tiếp thị điện thoại ở các cửa hàng, nhiều khi gặp phải những chủ cửa hàng khó tính, quát mắng và nói chuyện rất khó nghe. Hiện tại, với công việc bán hàng trong siêu thị, bạn lúc nào cũng phải tươi cười niềm nở, nhẹ nhàng với khách hàng. Những điều ấy luyện cho bản thân khả năng chịu được áp lực công việc cao, sự kiên nhẫn và nhanh nhạy, rất có ích khi bạn đi làm sau khi ra trường.

Chị Nguyễn Bích Như, hiện đang làm việc tại UBND phường 9, TP Cà Mau, từng là sinh viên có nhiều công việc bán thời gian trong suốt 4 năm đại học. Với cá tính năng động sẵn có, chị Bích Như muốn mình được va chạm nhiều hơn và tự tìm cơ hội bằng chính sức của mình. Những năm đầu đại học, chị Như chỉ bán hàng cho các hãng mỹ phẩm. Khoảng 2 năm cuối đại học, khi đã có được nhiều mối quan hệ, chị bắt đầu với công việc làm PG - tiếp thị sản phẩm cho các mặt hàng như sữa, bột giặt và hàng điện tử. PG hầu hết phải đứng trong suốt thời gian làm, chào hỏi và cười nói khi tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Nhiều khi phải vừa đứng cả ngày vừa phải cười nói, mệt mỏi vô cùng. Tối về đến phòng trọ lại phải lo bài vở, báo cáo… có khi đi làm về chỉ muốn ngủ nhưng nghĩ tới còn bài chưa học vẫn phải ngồi dậy học.

“Mỗi lần mệt mỏi muốn buông bỏ, nhưng nghĩ tới niềm vui trong công việc, nghĩ tới bạn bè, gia đình và hoài bão tương lai, tôi lại vực bản thân phải đứng dậy và mạnh mẽ hơn nữa. Công việc của PG rèn luyện cho sinh viên sự nhạy bén, tháo vác, có khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng và xử lý tình huống nhanh nhẹn trong nhiều môi trường khác nhau. Vì thế, mà sau khi ra trường, đi phỏng vấn xin việc, những kinh nghiệm có được giúp tôi tự tin và thành công”, chị Bích Như tâm sự.

Hầu hết sinh viên đi làm thêm đều thấy mình trưởng thành hơn sau những va chạm. Làm thêm sẽ cho các bạn nhiều trải nghiệm rất hay từ sự tự tin, khả năng giao tiếp và những bài học cuộc sống. Các bạn sẽ biết quý trọng đồng tiền hơn, sẽ thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ với việc chắt chiu từng đồng cho bạn ăn học. Chưa kể đi làm thêm giúp bạn tích luỹ được tiền, bạn có thể dùng số tiền ấy để mua sắm những thứ mình yêu thích, có thể là máy ảnh, chiếc điện thoại mới hoặc là những chuyến đi du lịch… Thế nên các bạn sinh viên đừng ngại thử sức, hãy tìm công việc phù hợp và cùng trải nghiệm.

Những trải nghiệm thực tế là hành trang quý báu để bạn thành công hơn và đến gần hơn với ước mơ của mình. Ðiều quan trọng là các bạn nên nhớ học tập là mục đích cuối cùng, phải biết tiết chế bản thân, sắp xếp thời gian học và làm để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng đừng để bản thân sa ngã vào đồng tiền mà học hành sa sút./.

Bài và ảnh: Vân Anh

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.