ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 14:04:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sôi nổi cuộc thi sáng, xanh, sạch, đẹp

Báo Cà Mau (CMO) Xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân là địa chỉ của nhiều tuyến đường nông thôn có cảnh quan thông thoáng, hộ gia đình sạch, đẹp, khang trang… Đó là hiệu quả của việc phát động cuộc thi thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá năm 2018 do xã Tân Hưng Tây phát động (gọi tắt là cuộc thi sáng, xanh, sạch, đẹp).

Phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng Tây Lương Minh Trường cho biết: “Mục đích chính cuộc thi sáng, xanh, sạch, đẹp là làm cho cảnh quan môi trường được sáng, xanh, sạch, đẹp, tạo ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, trước mắt là cải thiện bữa ăn hàng ngày, sau là góp phần phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó là giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, góp phần xây dựng, duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Để thực hiện phong trào này, xã Tân Hưng Tây có sự chuẩn bị rất kỹ từ việc phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân tham gia cuộc thi. Đến nay, toàn xã có 7 ấp và 216 hộ gia đình đăng ký thực hiện.

Gia đình ông Tô Văn Khương là một điển hình. Xây dựng cảnh quang sáng, xanh, sạch, đẹp.  

Tuyến lộ Cây Thẻ, thuộc ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây có trên 20 hộ thực hiện việc trồng cây xanh từ khi địa phương phát động thực hiện mô hình sáng, xanh, sạch, đẹp. Tuy chỉ trồng cây sẵn có ở địa phương như dâm bụt, bông trang, chuỗi ngọc… nhưng với sự cần mẫn chăm sóc, tuyến đường trở nên nổi bật ở vùng nông thôn.

Bà Lư Thị Phỉ, ấp Tân Phú Thành, cho biết: “Thực hiện phong trào này, tôi thấy cảnh quan nông thôn mình rất đẹp so với các địa phương khác, khi đi trên đoạn đường này thấy rất thích. Từ đó, gia đình có ý thức phải thực hiện thật tốt và giữ vững mô hình này”.

Gia đình ông Tô Văn Khương, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây cũng là một điển hình hưởng ứng cuộc thi này. Trước sân nhà ông là hàng rào bằng cây bông trang, chuỗi ngọc được cắt tỉa thẳng tắp. Nép mình bên những hàng dừa xanh ngát luôn cho trái quanh năm là ngôi nhà cơ bản khang trang. Xung quanh khu vườn được trồng nhiều loại hoa màu như hẹ, rau cần... Dưới ao ông nuôi cá nước ngọt. Với diện tích mặt nước trên 2 ha, ông Khương thực hiện mô hình nuôi tôm truyền thống xen canh cua, cá, trung bình mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Vui thú điền viên là một sở thích của nhiều người muốn tìm lại môi trường sống trong lành, mát mẻ ngày xưa trên vùng đất chuyển dịch nuôi tôm. Trên vùng nước mặn vốn đã khô cằn và nóng bức thì việc xuất hiện khu vườn mát mẻ, xanh tươi giúp con người thư thái, dễ chịu. Mô hình ngọt hoá trên đất mặn của ông Khương khiến nhiều người bất ngờ và thích thú.

Ông Khương bộc bạch: “Buổi sáng, sau khi chăm sóc vuông xong, tôi dành thời gian vài tiếng đồng hồ dọn dẹp xung quanh nhà để trồng cây ăn trái, hoa màu hoặc cây kiểng. Mỗi chiều tưới nước thấy cây ra hoa, tươi tốt, tinh thần phấn khởi. Tôi thấy phong trào này rất ý nghĩa vì mang lại lợi ích cho gia đình mình nên các thành viên trong gia đình tôi đều ý thức rất cao”.

Gia đình ông Hồng Tấn Sỹ, ấp Thứ Vãi B, thực hiện mô hình kinh tế theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp. Trước nhà, ông Sỹ trồng hàng rào cây xanh, dưới ao nuôi hàng trăm con cá nước ngọt như cá tra, cá trê phi. Diện tích mặt nước hơn 2 ha thì nuôi tôm, cua kết hợp. Xung quanh nhà trồng thanh long và các loại cây ăn trái khác… Mỗi năm từ mô hình tổng hợp này, gia đình ông có thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có đến với những khu vườn sinh thái này mới thật sự nể phục sự kiên trì và cần mẫn của người dân, bởi việc đa cây, con trên vùng ngọt đã rất khó, việc hình thành một hệ sinh thái ngọt thu nhỏ trên vùng mặn quả là không dễ chút nào. Song, nhiều nông dân trong xã Tân Hưng Tây đã làm được điều đó. Đó là động lực tích cực từ cuộc thi sáng, xanh, sạch, đẹp.

Ông Lương Minh Trường cho biết: “Thời gian tới, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã tiếp tục triển khai sâu rộng đến tất cả các hộ dân trên địa bàn, phấn đấu nâng lên cả về số hộ, chất lượng mô hình, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế cũng như góp phần duy trì danh hiệu xã nông thôn mới đã được công nhận”./.

Anh Phan

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).