ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 14:28:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Son sắt Năm Căn

Báo Cà Mau (CMO) Không ngẫu nhiên, Năm Căn được các bậc tiền nhân lựa chọn làm nơi dừng chân trong quá trình khẩn hoang, mở cõi. Địa thế của đất này, nhìn khắp vùng cực Nam đất nước, không đâu đẹp bằng. Một vùng đất mới trù phú, giáp sông, tiếp biển, nơi hội tụ của những dãy đất liền mạch, dân cư đông đúc, đầy đủ điều kiện để mở mang, phát triển. Năm Căn còn là mảnh đất anh hùng, nơi lưu dấu những trang sử vàng son của quê hương Cà Mau. Ghé thăm Năm Căn hôm nay, mỗi người con xứ sở thêm tự hào với những công trình lịch sử - văn hoá, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mạch nguồn truyền thống với đà băng băng tiến về phía tương lai.

Địa chỉ đỏ của truyền thống cách mạng

Ngọn cuồng phong vũ trang cách mạng đầu tiên của Cà Mau đã được thổi bùng lên tại mảnh đất Năm Căn (nay là 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển). Thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo thắng lợi cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai vào ngày 13/12/1940, đã làm chấn động Nam Kỳ, gây hoang mang cùng cực cho bọn thực dân Pháp. Để rồi, ngày 13/12 trở thành ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau. Và ngay trên vàm sông Năm Căn, nơi tiếp giáp của những con nước ngầu đỏ phù sa cuộn về biển Đông, một tượng đài uy nghiêm được xây dựng bằng niềm tự hào dào dạt mang tên Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai.

Khánh thành công trình trùng tu Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai - một trong những công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Năm Căn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Công trình Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai được khởi công xây dựng vào ngày 13/12/1990, nhân kỷ niệm nửa thế kỷ sự kiện khởi nghĩa Hòn Khoai, trở thành biểu tượng của truyền thống cách mạng Năm Căn nói riêng và của cả tỉnh Cà Mau nói chung. Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Tô Hoài Phương thông tin: “Qua 30 năm xây dựng, Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai trở thành địa chỉ đỏ để ôn lại truyền thống cách mạng. Đó cũng là niềm thương, nỗi nhớ của mỗi người con Năm Căn khi xa quê hướng về nguồn cội”. Công trình được trao tay gìn giữ, nâng niu và như lời ông Phương nói: “Sẽ mãi mãi trường tồn cùng quê hương Năm Căn”.

Trong kháng chiến chống Pháp, Năm Căn là căn cứ địa cách mạng miền Nam. Từ năm 1949, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ dời về đây hoạt động. Những tờ giấy bạc Cụ Hồ được in ấn từ giữa những cánh rừng đước Năm Căn trong điều kiện muôn trùng gian khó và toả đi khắp miền Nam. Giấy bạc Cụ Hồ đến đâu, cách mạng thắng lợi đến đó, nhiều chứng nhân đã kể lại với niềm tin chắc chắn như thế. Để rồi đến ngày 6/10/2014, tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ chính thức khánh thành làm nô nức lòng người. Di tích này cũng đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào năm 2010.

Cũng tại xã Hàm Rồng, đúng dịp 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, Đảng bộ, quân và dân Năm Căn vui mừng đón chào sự kiện khánh thành Bia tưởng niệm Điện ảnh - Nhiếp ảnh Tây Nam Bộ (TNB) trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Theo sử liệu, năm 1963, tại Năm Căn, một số cán bộ làm công tác tuyên truyền, là thợ ảnh, thợ cơ khí, được Khu uỷ, Ban Tuyên huấn Khu TNB tập họp giao nhiệm vụ là phải chụp nhiều hình về công cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Dưới tán rừng đước tại kênh Xẻo Cùi, thuộc xã Tam Giang, huyện Năm Căn và với sự cưu mang của Nhân dân quanh vùng, những con người ấy đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nên huyền thoại về nhiếp ảnh - điện ảnh TNB. Dù thiếu thốn máy móc, trăm bề khổ cực, nguy hiểm chực chờ, ai cũng tin mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Những người trong cuộc như chú Nguyễn Văn Quân, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long, Trưởng ban Liên lạc Nhiếp ảnh - Điện ảnh TNB, bộc bạch: “Thời kháng Pháp, tiền bối của mình đã làm nên một “Điện ảnh bưng biền” độc đáo tại Đồng Tháp Mười, thì ở đất Năm Căn này, chúng tôi cũng sẽ làm được”.

Năm Căn còn có các di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh như địa điểm chiến thắng Bến Dựa, địa điểm trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại rạch Chủ Mưu và biết bao tên đất, tên người đã mãi mãi lưu danh trong những trang sử hào hùng của quê hương. Chúng tôi chợt nhớ tới lời hát “ta nhớ má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt”, vậy Năm Căn đâu chỉ là một tên đất đơn thuần, đó là một nguồn cội thiêng liêng, khơi gợi cho biết bao huyền thoại và cảm hứng. Đi trên đất này, lòng ai không dâng trào xúc cảm.

Niềm tin hướng về tương lai

Lần theo dấu thời gian, giai thoại về tên gọi Năm Căn xuất phát từ việc một Hoa kiều tên Chệt Hột về đây dựng 5 căn trại đáy, phía trên làm rẫy, huê lợi dồi dào, lấy đặc điểm trên mà gọi thành. Thời vua Minh Mạng, xứ Năm Căn cùng một số địa danh cố cựu khác của Cà Mau xuất hiện trong địa bạ, được ghi chép cẩn thận. Còn hiện tại, Năm Căn được chọn là một trong những đô thị động lực phát triển của tỉnh Cà Mau. Nhắc chuyện xưa để thấy tiền nhân sáng suốt, và hôm nay chính là đường hướng tiến tới của vùng đất này.

Bí thư Huyện uỷ Năm Căn Phạm Thành Ngại khẳng định: “Năm Căn có đầy đủ điều kiện để trở thành một đô thị có quy mô và tầm vóc lớn ở phía địa đầu cực Nam Tổ quốc. Quy hoạch phát triển của địa phương gắn với những chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh Cà Mau. Do đó, nhiệm vụ của Đảng bộ, quân và dân Năm Căn là phải nỗ lực hết sức mình, xứng đáng với cha ông, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Tô Hoài Phương chia sẻ: “Trong tính toán phát triển, các công trình văn hoá - lịch sử trên địa bàn cũng là một nguồn lực để khai thác, đặc biệt là gắn với các hoạt động du lịch về nguồn. Không để các di tích chỉ sống với các giá trị của quá khứ, mà phải làm bật dậy những giá trị về lịch sử, văn hoá, là điểm đến cho du khách gần xa khi ghé Năm Căn”. Theo ông Phương, các công trình lịch sử - văn hoá chỉ thật sự có ý nghĩa khi kết nối được truyền thống với hiện tại và cả tương lai. Không để tình trạng xây xong để đó, hoặc chỉ thực hiện các nghi thức theo thời điểm, sự kiện. Phải làm sao để các công trình đó thật sự là một phần máu thịt của Năm Căn, hoà nhịp vào đời sống chung của quê hương.

Ghé thăm Năm Căn trong không khí nô nức chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ Huỳnh Việt Triều nhấn mạnh: “Năm Căn đẹp thêm từ những công trình văn hoá - lịch sử. Từ các công trình ấy, niềm tự hào lan toả, tình yêu quê hương trong mỗi con người thêm sâu nặng. Cũng từ đó, ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng bộ, quân và dân Năm Căn như được nhân lên gấp bội”. Tinh thần ấy, không khí ấy làm đất trời và lòng người của quê hương Năm Căn “thêm rộng lớn”.

Chào Năm Căn, vùng đất với quá nhiều trầm tích lịch sử - văn hoá và truyền thống hào hùng cùng tương lai ngời sáng. Đó không là khát vọng, đó là hiện thực mà Năm Căn đang đi và đang tiến về phía đích./.

Phạm Hải Nguyên
 

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.