Dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thuỷ sản ở Sông Đốc phát triển toàn diện và bền vững. Đây cũng là một trong những bước đột phá để nghề khai thác biển giảm bớt chi phí từ nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng và tăng giá thành sản phẩm đầu ra”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Đồng Khởi đánh giá.
Dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thuỷ sản ở Sông Đốc phát triển toàn diện và bền vững. Đây cũng là một trong những bước đột phá để nghề khai thác biển giảm bớt chi phí từ nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng và tăng giá thành sản phẩm đầu ra”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Đồng Khởi đánh giá.
Dịch vụ năng động
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Lâm Văn Phú phấn khởi: “So với 5 năm trước đây, dịch vụ hậu cần nghề cá đã phát triển hơn rất nhiều. Hiện nay, Sông Đốc có 1.650 cơ sở kinh doanh lớn, nhỏ, trong đó có khoảng 65 cơ sở phục vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu của ngư dân và đội tàu đánh bắt”.
Đô thị Sông Đốc nhìn từ bên kia sông. Ảnh: K.PHƯƠNG |
Được đánh giá một trong những dịch vụ mạnh nhất hiện nay về hậu cần nghề cá là đội tàu hậu cần với hơn 80 phương tiện. Trong đó, có hơn 30 phương tiện trọng tải lớn với công suất 400 CV, có thể hoạt động xa bờ, thu mua toàn bộ mặt hàng thuỷ sản mà ngư dân đánh bắt được trên biển; đồng thời cung ứng nguyên, nhiên liệu, lương thực thực phẩm cho các tàu.
Gắn bó hơn 25 năm trong nghề, ông Đoàn Quốc Lượm, khóm 2, thị trấn Sông Đốc, chủ tàu cá công suất 390 CV, vui mừng cho biết: “Mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài 20 ngày. Khi chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá, cứ cách 3-4 ngày là chúng tôi phải chạy vào bờ bởi không thể giữ tươi sản phẩm. Chi phí cho mỗi chuyến ra vào mất khoảng 20 triệu đồng, đó là chưa kể mất thêm mấy ngày ra vào. Giờ ghe hậu cần đến tận nơi thu mua, cung ứng thêm nhiều dịch vụ, nhẹ chi phí, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho mỗi đợt khai thác dài ngày”.
Niềm vui theo từng mẻ cá. |
Anh Trần Thanh Long, chủ tàu hậu cần khóm 3, thị trấn Sông Đốc, bộc bạch: “Chúng tôi đang tiếp sức lớn cho ngư phủ ngoài biển. Ngoài vận chuyển khoảng 35-40 tấn nước đá, xăng dầu và một số loại nhu yếu phẩm, các phụ kiện, máy móc cần thiết khi các tàu gặp sự cố, mỗi chuyến đi chúng tôi còn trực tiếp thu mua khoảng 20-25 tấn cá, mực từ các tàu đánh bắt để đưa vào bờ giao các xí nghiệp hay các chợ đầu mối”.
Định hình thị xã biển
Thị trấn Sông Đốc đang định hình một thị xã biển sôi động. Với hơn 2.300 phương tiện khai thác thuỷ sản (trên 1.300 phương tiện có công suất từ 90 CV trở lên), Sông Đốc mang trên mình tầm vóc đô thị biển lớn nhất Cà Mau. Năm 2014, sản lượng đánh bắt trên 137.000 tấn, trong đó tôm trên 15.000 tấn, thuỷ sản khác 120.000 tấn.
Làng nghề cá khô phát triển đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Ảnh: M. TẤN |
Song song đó, với diện tích gần 3 ha, từ nhiều năm qua, Cảng cá Sông Đốc trở thành địa điểm chủ lực tập kết, vận chuyển, trao đổi hàng hoá đánh bắt mỗi ngày. Tại đây, những nhà máy đông lạnh với công nghệ sản xuất hiện đại được xây dựng thu mua hầu hết các sản phẩm của ngư dân. Ngoài ra còn có khu neo đậu tránh, trú bão được xây dựng phục vụ cho đội tàu khai thác biển.
Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư nâng cấp và mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển của một thị xã. Trong năm 2014, toàn huyện Trần Văn Thời được đầu tư 72 công trình xây dựng cơ bản, với dự toán trên 406 tỷ đồng thì có nhiều công trình trọng điểm tập trung cho thị trấn Sông Đốc.
Ông Nguyễn Đồng Khởi cho biết: “Ngoài đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư, vận chuyển hàng hoá trong Nhân dân thì huyện sẽ xây dựng lại đội tàu an toàn, tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thuỷ sản. Trên cơ sở đó, củng cố, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Bởi đây là tiền đề để tạo sức bật cho kinh tế Sông Đốc phát triển mạnh hơn, vươn lên trở thành thị xã làm giàu từ biển”./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung