ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 01:19:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trắng tay vì sạt lở

Báo Cà Mau Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Nhớ lại mùa sạt lở năm 2023, chị Bỉ vẫn chưa nguôi nỗi hoảng sợ: “Thấy sạt lở quá, gia đình đổ tiền làm kè chắn giữ vuông. Trăm triệu đồng chớ không ít, nhưng cũng không ăn thua. Ðúng dịp Tết năm rồi, nước biển dâng lên ngập hết nhà, còn miếng vuông thành biển luôn; vợ chồng đâu có được ăn Tết, phải trầm mình xúc đất để đắp ví nền nhà, khiêng đồ đạc kê lên cao. Năm nay sạt lở, sóng biển dữ quá, tôi lo không biết căn nhà này có giữ được hay không nữa”.

Tình trạng sạt lở đang diễn ra phức tạp tại nhiều tuyến ven sông, ven biển xã Tam Giang Đông.Tình trạng sạt lở đang diễn ra phức tạp tại nhiều tuyến ven sông, ven biển xã Tam Giang Đông.

Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, cho biết: “Khu tái định cư Bắc Bồ Ðề này hình thành vào năm 2006, có 25 hộ dân sinh sống, với tổng diện tích đất sản xuất khoảng 77 ha. Thời điểm mới về đây, rừng phòng hộ còn dày khoảng 3, 4 cây số, nhưng bây giờ thì sóng biển đánh văng hết, cuốn nhiều vuông tôm của người dân xuống biển, thậm chí nhà cửa của bà con cũng bị đánh sập”.

Sạt lở gây thiệt hại nặng nề ở cửa biển Bồ Ðề.Sạt lở gây thiệt hại nặng nề ở cửa biển Bồ Ðề.

Khi cùng với các cán bộ xã Tam Giang Ðông khảo sát thực tế, chúng tôi không khỏi bàng hoàng vì tình trạng sạt lở dữ dội tại khu vực cửa biển Bắc Bồ Ðề. Riêng 12 hộ dân sinh sống ở vách giáp biển, toàn bộ đất đai sản xuất đã mất trắng. Cả xóm tái định cư này chỉ còn vài gia đình trụ lại, đa phần đã bỏ lại nhà cửa, đất đai để đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Nói như chị Bỉ thì: “Ở lại cũng còn vuông đâu mà nuôi tôm, nhà cửa thì không biết sụp xuống biển lúc nào. Nguyện vọng hiện tại của bà con là khẩn thiết mong các cấp, các ngành xây dựng kè biển, rồi bà con tiếp tục bao ví lại đất vuông để khôi phục sản xuất, tiếp tục sinh sống. Chớ để ít lâu nữa, thành biển luôn thì vô phương cứu được”.

Với gần 13 km đường bờ biển, 6 ấp thuộc địa bàn xã Tam Giang Ðông có nhiều tuyến dân cư sinh sống tập trung ven cửa sông, cửa biển. Tình trạng sạt lở diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đặc biệt là trong thời gian 2 năm trở lại đây. Theo thống kê của UBND xã Tam Giang Ðông, đến thời điểm hiện tại đã có 29 hộ dân bị sạt lở, ảnh hưởng tới tổng diện tích đất canh tác gần 50 ha, trong đó có 17 hộ đã mất hoàn toàn đất sản xuất. Nguy cơ sạt lở đe doạ cận kề tới sinh kế, tài sản và an toàn của hàng chục hộ dân ven sông, ven biển tại địa phương. Ðáng quan ngại hơn, tình hình sạt lở và những thiệt hại nặng nề chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Thịnh thông tin: “Những năm gần đây, khu vực cửa biển Bắc Bồ Ðề trở thành tâm điểm sạt lở của Tam Giang Ðông, với sức tàn phá kinh hoàng và nỗi ám ảnh của người dân. Với đà này, nếu không có giải pháp kịp thời, toàn bộ khu vực tái định cư của 25 hộ dân ở đây có nguy cơ bị biển cả nuốt chửng hoàn toàn trong nay mai”.

Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông xót xa trước tình trạng sạt lở trong mùa cao điểm năm nay.Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông xót xa trước tình trạng sạt lở trong mùa cao điểm năm nay.

Ông Lê Văn Tài, công chức Ðịa chính, Xây dựng và Môi trường xã, cho biết: “Các khu vực ven biển như Bồ Ðề, Hố Gùi và nhiều tuyến dân cư ven sông của xã những năm gần đây chịu thiệt hại nặng nề vì tình trạng sạt lở. Riêng phía Bắc Bồ Ðề, mỗi năm sóng đánh mất đất kèm rừng phòng hộ với chiều dài khoảng 80 m, thậm chí 2 năm gần đây khoảng 100 m. Với tình hình này, không chỉ mất rừng, mất đất, mà đời sống của người dân các khu vực ven biển, ven sông sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề”.

Do sạt lở phía Bắc Bồ Ðề, mỗi năm biển lấn khoảng 80 m rừng phòng hộ.Do sạt lở phía Bắc Bồ Ðề, mỗi năm biển lấn khoảng 80 m rừng phòng hộ.

Tương lai cuộc sống của người dân khu tái định cư Bắc Bồ Ðề đang là trăn trở lớn của địa phương, nỗi lo canh cánh của người dân. Bởi họ, từng là những người mong mỏi tìm nơi an cư, lạc nghiệp, nay lại phải đối diện với cảnh chạy biển, chạy sạt lở thấp thỏm từng ngày, từng giờ. Còn việc đi đâu, về đâu, sinh sống như thế nào vẫn là bài toán chưa có lời giải đáp. Theo ông Thịnh, địa phương đã có phương án di dời hộ dân vào khu vực an toàn, tuy nhiên, chỉ đáp ứng được vấn đề ở, còn chuyện sinh kế của bà con thì vẫn chưa có phương án khả thi.

Có thể thấy, tình trạng sạt lở không chỉ gây ra những thiệt hại vật chất có thể lượng hoá, nhìn thấy, mà sâu xa hơn, còn là những hệ luỵ về kinh tế - xã hội tiêu cực dai dẳng cho địa phương. Ðặc biệt là, với mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, Tam Giang Ðông đã khó càng chồng thêm khó. Tình thế cấp bách khi xã hiện chỉ có khoảng 3,5 km kè ven biển, trong khi cần đến 17 km kè (theo dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt) để bảo vệ bờ biển, bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống người dân. Theo lãnh đạo địa phương, hạ tầng nông thôn, sự ổn định phát triển của Tam Giang Ðông chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề trước tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mà nhức nhối nhất vẫn là câu chuyện sạt lở.

Vào cao điểm mùa sạt lở cuối năm, chứng kiến cảnh mất đất, mất rừng, cuộc sống của người dân bị đe doạ nghiêm trọng, địa phương đang tha thiết đề xuất sự hỗ trợ cấp thiết của các cấp, các ngành để đương đầu với sự hung bạo của thiên nhiên. Ông Thịnh đề đạt: “Không chỉ là những giải pháp thời điểm, Tam Giang Ðông cần được hỗ trợ những giải pháp bền vững và nguồn lực đủ lớn để chống chọi lại với diễn biến vô cùng phức tạp của tình trạng sạt lở hiện nay”./.

 

Hữu Nghĩa - Hải Nguyên

 

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.

Ứng phó hạn, mặn từ sớm

Ngay từ đầu mùa khô 2024-2025, huyện Trần Văn Thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.

Cuộc chiến dài hơi trước biến đổi khí hậu

Cà Mau là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðặc biệt, trước tác động của BÐKH, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường. Vì vậy, phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai là cuộc chiến dài hơi, bền bỉ và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.