ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 14:14:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm xoá nghèo

Báo Cà Mau Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

- Ông có thể chia sẻ những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện năm 2024?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, huyện U Minh có 1.238 hộ nghèo (chiếm 4,69%) và 426 hộ cận nghèo (chiếm 1,61%). Trong tổng số 1.238 hộ nghèo, có 19 hộ nghèo khu vực thành thị, chiếm 0,92% trong tổng số hộ dân khu vực thành thị và 1.219 hộ nghèo khu vực nông thôn, chiếm 5,01% trong tổng số hộ dân khu vực nông thôn; hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) là 193 hộ, chiếm 15,07% trong tổng số hộ đồng bào DTTS toàn huyện; cận nghèo DTTS 60 hộ, chiếm 4,68% trong tổng số hộ đồng bào DTTS toàn huyện; hộ nghèo không có khả năng lao động là 152 hộ, chiếm 12,28% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện; cận nghèo không có khả năng lao động 50 hộ, chiếm 11,74% trong tổng số hộ cận nghèo toàn huyện. Xã có hộ nghèo cao nhất là Nguyễn Phích, với 8,54%. Có 49 ấp có hộ nghèo cao.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2024, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 1,5%; kết quả rà soát cuối năm 2024, trên địa bàn toàn huyện có 723 hộ nghèo, chiếm 2,74% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 515 hộ, giảm 1,95%, đạt 162,5% so với kế hoạch tỉnh giao, đạt 130% so với kế hoạch của huyện. Cận nghèo có 380 hộ, chiếm 1,44% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 46 hộ, giảm 0,17% so với đầu năm 2024. Ðặc biệt, không còn hộ chính sách nghèo, cận nghèo.

Huyện U Minh tăng cường mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và nuôi thuỷ sản, hỗ trợ người dân trên địa bàn áp dụng phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.Huyện U Minh tăng cường mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và nuôi thuỷ sản, hỗ trợ người dân trên địa bàn áp dụng phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

- Từ kết quả đạt được, huyện đặt mục tiêu cụ thể gì trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện năm 2025?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Huyện đã đề ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 2 ngàn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 38%; giải quyết việc làm cho 4 ngàn lao động; 100% hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách bảo trợ xã hội được tiếp cận thụ hưởng chính sách; hộ nghèo giảm 1,5% trở lên; phấn đấu thị trấn U Minh không có hộ nghèo; xây dựng xóm, tuyến, khu dân cư không có hộ nghèo, ấp không có hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn viên là hộ nghèo.

“Lấy ngắn nuôi dài” là cách làm hay của người dân dưới tán rừng. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Phim, Ấp 17, xã Khánh Thuận, tận dụng diện tích ao nuôi cá, nuôi lươn, trồng sen dưới tán rừng để tăng thu nhập).“Lấy ngắn nuôi dài” là cách làm hay của người dân dưới tán rừng. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Phim, Ấp 17, xã Khánh Thuận, tận dụng diện tích ao nuôi cá, nuôi lươn, trồng sen dưới tán rừng để tăng thu nhập).

- Ðể thực hiện được những mục tiêu trên, huyện có những nhiệm vụ, giải pháp như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Ðể thực hiện được những kế hoạch đó, Huyện uỷ ban hành Quyết định phân công các cơ quan, ban, ngành, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể huyện, các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn huyện phụ trách, giúp đỡ 49 ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững; giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tổng số vốn là 17 tỷ 955 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư 9 tỷ đồng cho 3 xã đặc biệt khó khăn gồm: Nguyễn Phích (3 tỷ đồng), Khánh Lâm (3 tỷ đồng) và Khánh Thuận (3 tỷ đồng), vốn sự nghiệp 8 tỷ 955 triệu đồng. Lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững; giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Vận động gia đình các hộ nghèo kết hợp nhiều phương thức sản xuất, tăng thu nhập, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Tích cực đào tạo nghề, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng đối tượng, tránh sai sót.

Xác định an cư mới lạc nghiệp, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện U Minh phân bổ cho từng địa phương hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, xây cất nhà mới khang trang, để người dân yên tâm lập nghiệp.Xác định an cư mới lạc nghiệp, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện U Minh phân bổ cho từng địa phương hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, xây cất nhà mới khang trang, để người dân yên tâm lập nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về công tác giảm nghèo, xem công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Thực hiện tốt công tác phân nhóm hộ nghèo, qua đó xác định được nguyên nhân nghèo, nắm thực trạng về sức lao động, tư liệu sản xuất của từng hộ nghèo, những hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để tham mưu UBND huyện phân công các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban MTTQ huyện, các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn huyện và cấp xã giúp đỡ 49 ấp có hộ nghèo cao.

Vận động các hộ nghèo tận dụng đất trống bờ bao, bờ liếp, đất sân, vườn... trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo tập trung hơn, lồng ghép các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh và nguồn vốn cho vay của các ngân hàng để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có vốn sản xuất, kinh doanh, nhân rộng các mô hình hiệu quả kinh tế cao để người dân áp dụng thực hiện.

Quan trọng nhất là để từng hộ nghèo tự tin vào khả năng, ý chí của chính mình, nêu cao ý thức, động lực tự thân mà phấn đấu vươn lên thoát nghèo là chính, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội./.

 

Kim Cương thực hiện

 

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.