ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:57:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Báo Cà Mau Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được 3.143 ha lúa trên đất nuôi tôm. Trong đó, xã Lợi An có diện tích lúa - tôm lớn nhất, với 1.389 ha, tiếp đến là các xã: Khánh Bình Ðông, Phong Lạc, Phong Ðiền và Khánh Bình.

Hiện nay, mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm đang được nhân rộng, tuy nhiên, khi lúa chín, do đất mềm, nhiều sình lầy, máy gặt liên hợp không thể hoạt động được nên nhiều chủ ruộng chọn thuê nhân công gặt lúa.

Do đất mềm, nhiều sình lầy, máy gặt liên hợp không thể hoạt động được nên nhiều chủ ruộng chọn thuê nhân công gặt lúa.Do đất mềm, nhiều sình lầy, máy gặt liên hợp không thể hoạt động được nên nhiều chủ ruộng chọn thuê nhân công gặt lúa.

Vụ mùa năm nay, anh Võ Văn Ðỏ, ấp Tân Thành, xã Lợi An, gieo sạ 13 công. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, đến nay lúa chín đều, anh Ðỏ tranh thủ thuê nhân công gặt để lúa đạt chất lượng tốt nhất.

Anh Ðỏ chia sẻ: “Năm nay, tôi làm được 13 công đất ruộng, nhưng đất không được bằng phẳng, lung, bào, máy liên hợp vô không được, nên mướn nhân công gặt lúa”.

Thời điểm này, nhiều người lập nhóm gặt thuê từ 3-5 người, có nhóm cả chục người, bắt đầu làm từ sáng sớm, chỉ nghỉ trưa ăn cơm, sau đó tiếp tục gặt. Ai cũng nhanh nhẹn với những động tác gọn lẹ để sớm hoàn thành phần việc.

Nghỉ tay uống nước, anh Cao Văn Ngang, một người chuyên gặt thuê, chia sẻ: “Khoảng 6 giờ sáng bắt đầu gặt, làm luôn buổi đứng thì 2 giờ chiều nghỉ. Ba người cắt được gần 2 công, mỗi công 500 ngàn đồng”.

Với đôi tay thoăn thoắt, nhanh nhẹn, cũng là người cắt lúa thuê, anh Võ Văn Ðược khoe: “Tranh thủ lúc này rảnh rỗi, tôi đi cắt lúa mướn, mỗi ngày kiếm được khoảng 300-400 ngàn đồng, khoẻ hơn so với đi làm hồ”.

Chung đội cắt lúa với anh Ðược, ông Trịnh Minh Thiện năm nay đã 75 tuổi, tâm tình: “Lớn tuổi như tôi, được anh em rủ đi cắt lúa mướn cũng mừng, ngày cũng kiếm được từ 100-200 ngàn đồng, tuỳ theo lúa nhiều ít. Ráng mần kiếm tiền vì qua mùa lúa rồi sẽ không còn việc”.

Với giá thuê gặt lúa hiện nay từ 450-500 ngàn đồng/công đất, mỗi người thu nhập tầm 200-300 ngàn đồng/ngày. Cũng có chủ nhà sẵn sàng nấu cơm cho người gặt, nhưng thường là người gặt tự mang cơm theo. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà gần nhau tự vần công, hỗ trợ nhau gặt lúa.

Vùng làm lúa trên đất nuôi tôm, mỗi năm chỉ thu hoạch lúa một lần, năm nào cũng vậy, mùa gặt kéo dài khoảng 2 tuần hoặc cao lắm là 1 tháng. Từ đó, tạo cơ hội cho lao động nông thôn có thêm việc làm lúc rảnh rỗi, tăng thu nhập, thêm khoản tiền kha khá trang trải cuộc sống./.

 

Vũ Linh

 

Xổ số Miền Nam trực tiếp

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.