ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 01:29:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Báo Cà Mau Đất Vĩnh Long đã sinh ra những nhân tài ưu tú nước Việt: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (1912-1988), Giáo sư - Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa (1913-1997), Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922-2008)... Những ai có dịp về với vùng đất địa linh nhân kiệt này không quên dừng chân tại Khu lưu niệm đồng chí Phạm Hùng để tham quan, thành kính thắp hương tri ân, tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc.

Trong suốt quá trình tham gia cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng chí Phạm Hùng đã bị địch bắt giam cầm 33 năm, trong đó có 14 năm bị tù đày khổ sai nơi địa ngục trần gian ở nhà tù Côn Ðảo. Ðồng chí Phạm Hùng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975); Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2/1980); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1987-1988). Ðồng chí từ trần ngày 10/3/1988.

Ðể tưởng nhớ công lao to lớn của ông, ngày 2/10/2000, tỉnh Vĩnh Long đã khởi công xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, tại ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ. Khu lưu niệm nhìn từ trên cao, những vườn cây xanh mát, xung quanh là nhà dân, như sự đùm bọc chở che đồng chí trong những năm kháng chiến.

Công trình có diện tích 3,2 ha, cổng chính hướng về Quốc lộ 53, bên trái là gian nhà lễ tân đón tiếp khách đến tham quan. Trung tâm là Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2 dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương tưởng niệm. Phía sau cùng là Nhà trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật “Thân thế và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng”.

Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2, dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương, tưởng niệm.Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2, dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương, tưởng niệm.

Ngoài ra, còn có một số hạng mục được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo từ 1934-1945; ngôi nhà làm việc của đồng chí tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (tỉnh Tây Ninh, từ năm 1967 đến ngày 30/4/1975) và căn phòng làm việc của đồng chí tại Số 72, Phan Ðình Phùng - Hà Nội (từ 1958-1967 và 1978-1988).

Tượng đồng chí Phạm Hùng tại nhà trưng bày.

Tượng đồng chí Phạm Hùng tại nhà trưng bày.

Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo (từ năm 1934-1945), được tái hiện tại Khu lưu niệm.Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo (từ năm 1934-1945), được tái hiện tại Khu lưu niệm.

Tranh trưng bày hình ảnh các đồng chí tham gia Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Ðịnh.Tranh trưng bày hình ảnh các đồng chí tham gia Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia ngày 6/6/2012 và năm 2015 được Hiệp hội Du lịch Ðồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Ban Quản lý Di tích, hằng năm, Khu lưu niệm đón nhiều đoàn khách là lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương và Nhân dân đến viếng. Nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan, địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho Nhân dân và thế hệ trẻ. Vào những dịp lễ, Tết, các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên về hoạt động ngoại khoá, học tập, tham quan, tìm hiểu thực tế, tổ chức kết nạp đảng viên, đoàn viên, hội viên...

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Nhà Công tử Bạc Liêu - Dấu ấn một thời vàng son

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, ai cũng từng nghe qua “Công tử Bạc Liêu” - Trần Trinh Huy (hay cậu Ba Huy, con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch) người nổi tiếng vì sự giàu có và phong cách sống hào hoa, phóng khoáng trong những năm nửa đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà của ông toạ lạc tại trung tâm TP Bạc Liêu, đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ông và gắn liền nhiều giai thoại truyền đời về cuộc sống của vị thiếu gia giàu bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.

“Sừng Trâu” của Tây Bắc

Theo tiếng người Hà Nhì, “Nhìu Cồ San” có nghĩa là “Núi Sừng Trâu”, vì dáng hình ngọn núi gồ ghề như cặp sừng trâu vươn lên trời xanh. Nhìu Cồ San như viên ngọc thô được bao phủ bởi những tầng mây trắng xốp, cánh rừng rậm rạp và những dòng suối róc rách đầy sức sống.

Thú vị chèo SUP

Hoạt động chèo SUP thời gian gần đây được du khách trải nghiệm khi du lịch trên biển. Tại các đảo của tỉnh Kiên Giang, chèo SUP là một trong những điểm nhấn của các tour du lịch.

Băng rừng Laan

Khi nhắc đến du lịch Lâm Ðồng, người ta thường nghĩ ngay đến Ðà Lạt thơ mộng, nhưng Laan lại mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác. Cách trung tâm TP Ðà Lạt khoảng 20-30 km về phía Tây Bắc, gần khu vực xã Lát, huyện Lạc Dương, rừng Laan là điểm đến hoàn hảo cho những tâm hồn yêu thích trekking (du lịch dã ngoại bằng đi bộ) và tìm kiếm một chuyến phiêu lưu thực sự giữa thiên nhiên hoang dã.

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.