ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 00:59:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Báo Cà Mau Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Cuộc họp do Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử và Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Quân đồng chủ trì. 

Phó Chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại.Phó chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại.

Đây là năm đầu tiên tỉnh tổ chức đánh giá và chấm điểm sản phẩm OCOP thông qua phần mềm đánh giá, điều này gây không ít khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện, dẫn đến việc đánh giá và phân hạng sản phẩm chưa đạt tiến độ như kế hoạch.

Mặc dù gặp phải một số vướng mắc, nhưng đến nay, 8/9 đơn vị cấp huyện và TP Cà Mau đã hoàn thành công nhận OCOP 3 sao cho 43 sản phẩm của 31 chủ thể. Cụ thể, các huyện Năm Căn, Cái Nước, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Đầm Dơi, Trần Văn Thời và TP Cà Mau đã hoàn tất công nhận sản phẩm đạt 3 sao. Ngoài ra, 4 đơn vị gồm: huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và TP Cà Mau đã trình hồ sơ lên Hội đồng tỉnh đánh giá 18 sản phẩm của 8 chủ thể. Trong đó, có 12 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 6 sản phẩm mới từ 2 chủ thể.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tham quan sản phẩm OCOP được trưng bày tại cuộc họpPhó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tham quan sản phẩm OCOP được trưng bày tại cuộc họp.

Trước cuộc họp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã gửi hồ sơ của các sản phẩm trên phần mềm đánh giá OCOP để các thành viên hội đồng nghiên cứu và tiến hành chấm điểm. Các sản phẩm đều đạt điểm bình quân khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, như việc xây dựng hợp đồng liên kết chưa đúng quy định, một số sản phẩm thiếu thông tin về truy xuất nguồn gốc, bao bì chưa đủ bền và chất lượng bảo quản chưa cao. Một số sản phẩm cũng chưa được cấp quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, câu chuyện sản phẩm chưa đủ đặc sắc, thiếu sự độc đáo trong phần mô tả về tính năng, công dụng và thành phần.

Đại biểu dự Đại biểu dự cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.


Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử lưu ý, từ năm 2025, tỉnh sẽ đưa ra kế hoạch phát triển sản phẩm mới và định hướng các lĩnh vực cần ưu tiên sản xuất, đồng thời khuyến khích các chủ thể sử dụng phần mềm chấm điểm để tối ưu hoá quá trình đánh giá. 

Phó chủ tịch Lê Văn Sử yêu cầu các sản phẩm cần bổ sung hồ sơ trong vòng một tuần để Hội đồng xem xét và chấm điểm lại. Hai tuần tới, Hội đồng sẽ tổ chức cuộc họp công bố kết quả chấm điểm mới cho 18 sản phẩm./.


Hồng Phượng

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.

“Chợ” trên biển

Ðánh bắt xa bờ trên những chiếc tàu công suất lớn được xem là giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Cùng với đó, những dịch vụ hậu cần, trong đó có dịch vụ thu mua hải sản trên biển có những bước tiến tích cực. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thu mua đem lại nhiều tiện ích đối với nghề biển tại địa phương.