ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 10:18:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Báo Cà Mau Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Được xem là điểm sáng trong ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước, Hợp tác xã (HTX) Tôm Vàng, xã Phú Mỹ, xây dựng được vùng nuôi, sản xuất quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Trần Huỳnh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Tôm Vàng, cho biết: “HTX có 79 thành viên, trong đó có 45 thành viên nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, qua đó áp dụng các kỹ thuật chăm sóc tôm tiên tiến, hạn chế dịch bệnh, tăng lợi nhuận, ký kết được hợp đồng tiêu thụ tôm thương phẩm”.

Một thành viên HTX Tôm Vàng thu hoạch tôm thẻ chân trắng.Một thành viên HTX Tôm Vàng thu hoạch tôm thẻ chân trắng.

Ông Trần Quốc Duy, ấp Vàm Xáng, thành viên HTX Tôm Vàng, là người tiên phong áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao ứng dụng tuần hoàn nước. Ông Duy có 30 ha, trong đó dành 15 ha đầu tư nuôi tôm công nghệ cao (ứng dụng tuần hoàn nước), 25 ha còn lại nuôi quảng canh truyền thống.

Ông Duy chia sẻ: “Hiện tại, nguồn nước ngoài kênh, sông đang bị ô nhiễm, khả năng lây nhiễm cho tôm rất cao, do đó việc không dùng nước bên ngoài sẽ giảm bớt rủi ro dịch bệnh. Theo đó, nước thải nuôi tôm công nghệ cao sẽ được tái sử dụng vào ao nuôi tôm quảng canh truyền thống và tuần hoàn nước qua hệ thống xử lý chất thải sử dụng lại nuôi tôm công nghệ cao. Mô hình mang lại lợi ích kép cho nuôi tôm công nghệ cao và nuôi quảng canh truyền thống, đều hiệu quả. Ðể nuôi ứng dụng tuần hoàn nước khép kín, người nuôi cần có diện tích từ 2 ha, nhằm đảm bảo nguồn nước chứa để xử lý phục vụ bơm thay nước giữa nuôi tôm công nghệ cao và nuôi tôm quảng canh truyền thống”.

“Ðể nuôi tôm đạt năng suất cao, người nuôi cần coi trọng việc chọn con giống chất lượng, được kiểm dịch, sạch bệnh, mua từ thương hiệu uy tín. Ðây là yếu tố hàng đầu quyết định thành công. Ðặc biệt, trong quá trình nuôi, đều đặn kiểm tra định kỳ chất lượng nước và thức ăn dư thừa, cần điều chỉnh phù hợp, xử lý môi trường nước, nhằm hạn chế dịch bệnh, đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt”, ông Duy cho biết thêm.

Một thành viên khác của HTX Tôm Vàng, anh Nguyễn Trung Kiên, ấp Vàm Xáng, có 8 năm nuôi tôm công nghệ cao ứng dụng tuần hoàn nước khép kín. Nước thải trong nuôi tôm công nghệ cao khi thải ra có chứa hàm lượng khoáng chất, vi sinh nên sau khi được cung cấp trực tiếp ra ao nuôi tôm quảng canh truyền thống sẽ giảm được chi phí cần bổ sung, xử lý thường xuyên trong quá trình nuôi như: men vi sinh, vôi, các chế phẩm sinh học...

Anh Kiên cho biết: “Quá trình ứng dụng tuần hoàn nước tạo môi trường ổn định cho thấy hiệu quả, tôm sinh trưởng, phát triển tốt, không phát hiện dịch bệnh. Mỗi năm làm được 3 vụ đối với tôm thẻ chân trắng, mật độ nuôi 240-300 con/m2, tỷ lệ sống của tôm trên 95%, tốc độ tăng trưởng nhanh, năng suất trung bình 30-40 tấn/ha, kích cỡ 12-15 con/kg. Trừ chi phí giống và thức ăn, điện, gia đình lãi 400-500 triệu đồng/năm”.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết: “Tuần hoàn nước khép kín là mô hình nuôi thuỷ sản bền vững, khắc phục tình trạng nuôi tôm công nghệ cao xả thải ra sông, rạch gây ô nhiễm môi trường. Hướng tới, nhằm duy trì ổn định mô hình, địa phương đề xuất hỗ trợ nguồn vốn, nhân rộng mô hình cho người dân trên địa bàn xã, góp phần nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển ổn định, bền vững”./.

 

Tiểu Ái

 

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.