ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-7-25 01:37:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Báo Cà Mau

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Với những chính sách hỗ trợ ưu đãi cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ nông nghiệp, mô hình CĐML đã thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia.

Trạm bơm nước phục vụ mô hình cánh đồng mẫu lớn (xã Vĩnh Phú Đông). Ảnh: M.Đ

Mô hình CĐML được ngành Nông nghiệp đưa vào sản xuất đầu tiên ở huyện Hồng Dân vào năm 2009. Lúc đầu sản xuất với quy mô nhỏ - khoảng 30ha và đạt hiệu quả khả quan. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ lúa giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dụng cụ sạ hàng…

Qua thực hiện mô hình CĐML cho thấy, lượng giống gieo sạ giảm, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm, giá thành sản xuất thấp, nhưng năng suất tăng (đạt từ 6 - 8 tấn/ha), lợi nhuận cao hơn so với sản xuất bình thường. Từ đó, tạo được sự hưởng ứng của nông dân. Sau đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đưa mô hình này sản xuất trình diễn ở các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, mỗi CĐML được thực hiện với diện tích trên 100ha. Hầu hết các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và Hồng Dân đều xây dựng mô hình CĐML do tỉnh và huyện hỗ trợ.

Hộ anh Phạm Văn Sáng (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) có gần 1ha đất sản xuất. Anh Sáng tham gia mô hình CĐML đến nay được 3 vụ lúa. Nhờ được hỗ trợ lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đúng quy trình… nên nhiều vụ liên tiếp, năng suất lúa của ruộng anh Sáng tăng, bình quân mỗi vụ thu từ 5 - 6 tấn/ha, cá biệt có vụ lên đến 6,5 tấn/ha. Anh Sáng cho biết: “Sau một vụ làm thử theo mô hình CĐML, tôi thấy năng suất lúa tăng lên và giảm chi phí đầu tư. Nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 2 - 3 triệu đồng/ha”. Hay anh Quách Tùng Lâm (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) bày tỏ: “Khi tham gia mô hình CĐML, tôi được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều, từ lúa giống, phân bón đến dụng cụ sạ hàng, động cơ phun thuốc… Áp dụng sản xuất theo mô hình CĐML, lợi nhuận tăng hơn 30% so với trước đây. Đây là mô hình sản xuất hiệu quả cần được Nhà nước đầu tư nhân rộng”.

Ở những khu vực thực hiện mô hình CĐML, Nhà nước còn đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng ô đê bao khép kín và lộ giao thông nông thôn. Đi đầu trong việc xây dựng ô đê bao thủy lợi khép kín là huyện Hồng Dân, Phước Long. Huyện Phước Long hiện có hơn 80 ô đê bao thủy lợi, mỗi ô đê bao có diện tích từ 40 - 100ha. Đồng thời, huyện đã đầu tư 145 máy bơm cho các trạm đê bao và thành lập các tổ bơm tát để chống ngập úng cục bộ, lấy nước phục vụ sản xuất.

Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long, đánh giá: “Nông dân tham gia mô hình CĐML được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Huyện đã lắp đặt trạm bơm nước và đưa vào sử dụng ở các xã Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và Vĩnh Phú Tây. Nông dân hoàn toàn chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất. Ngành chức năng cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân tham gia mô hình CĐML”.

Tỉnh đã có chủ trương xây dựng mô hình CĐML để trình diễn cho nông dân, và các huyện cũng đã xây dựng các mô hình CĐML. Tuy mức hỗ trợ khác nhau, song đều chung mục đích giúp nông dân hướng đến phát triển một nền nông nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản và mang tính bền vững.

Minh Đạt

Bà Hồng Kim Thư, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh:

Quyết định 62 là cơ sở pháp lý tạo điều kiện nhân rộng mô hình CĐML

Trước đây, khi chưa có Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ, Bạc Liêu cũng đã có chính sách hỗ trợ nông dân khi tham gia mô hình CĐML.

Quyết định 62 ra đời là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tỉnh khuyến khích nhân rộng mô hình CĐML. Qua đó, giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, và ngày càng có nhiều nông dân tham gia mô hình này.

Bà Hồng Kim Thư;                        T.S Nguyễn Xuân Khoa

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh:

Không để nông dân trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia sản xuất mô hình CĐML là điều tốt. Đây là chính sách thu hút nông dân tham gia sản xuất theo quy trình ngành Nông nghiệp đề ra để hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất hiệu quả và bền vững. Song, sau khi không còn chính sách hỗ trợ nữa thì nông dân có còn ứng dụng, làm theo hay không, đó mới là điều quan trọng.

Làm sao để nông dân không trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự thấy mô hình CĐML rất hiệu quả và tiếp tục áp dụng làm theo lâu dài, đó mới là điều chúng ta mong muốn.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.

Báo chí - bạn của nhà nông

Mỗi bài viết là một câu chuyện, mỗi chuyến đi là một hành trình, lĩnh vực nông nghiệp luôn là nguồn đề tài vô tận cho phóng viên, những người thường được gọi vui với danh xưng - nhà báo nông dân.