ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-12-24 10:37:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Gia đình ông Hưng có trên 1 ha đất nuôi tôm quảng canh truyền thống, nhưng hiệu quả không cao. Hơn 10 năm qua, gia đình đã cải tạo diện tích bờ bao vuông tôm khoảng 3.000 m2 để trồng hoa màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó bắp là cây trồng chủ lực, diện tích trên 1.000 m2 hơn 5 năm qua.

Năm nay, ông Hưng chọn giống bắp nếp HN 88. Nhờ thực hiện đúng các biện pháp canh tác và điều kiện thời tiết thuận lợi nên bắp phát triển tốt, cho trái to. Ðến thời điểm này, ông trồng được 3 vụ bắp, mỗi vụ thu hoạch trên 3 ngàn trái, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 30 triệu đồng.

Mô hình trồng bắp của hộ ông Trần Quốc Hưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng bắp của hộ ông Trần Quốc Hưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hưng cho biết: “Trồng bắp không cần vốn đầu tư nhiều nhưng cần công chăm sóc, từ khâu đánh luống, bón phân, đến chọn trái, tưới nước... Nếu cần cù, chịu khó sẽ trồng thành công, thu nhập từ bắp cao hơn gấp 5 lần so với trồng các loại rau cải khác. Hiện nay, bắp có đầu ra ổn định, gia đình tôi chủ yếu bán ở địa phương, cung không đủ cầu”.

Bên cạnh đó, với diện tích còn lại, gia đình ông tận dụng trồng nhiều loại hoa màu, bán quanh năm, đặc biệt là trồng dưa hấu bán Tết. Tổng thu nhập của gia đình từ trồng hoa màu trên 100 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết: “Gia đình đảng viên Trần Quốc Hưng là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu, nắm bắt nhu cầu thị trường và tận dụng tốt lợi thế ở địa phương. Với vai trò đảng viên, ông Hưng còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong ấp mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp đỡ gia đình khó khăn trong ấp phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống”./.

 

Phan Anh

 

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.

Bảo vệ thương hiệu cua Năm Căn

Ðược thiên nhiên ưu đãi, huyện Năm Căn có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, sự kết hợp hài hoà giữa rừng và biển khá đặc biệt so với các vùng khác; chính vì thế mà các sản phẩm đặc sản tại đây khó nơi nào sánh được về chất lượng như: tôm, sò, các loại cá..., đặc biệt là cua Năm Căn.

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.