ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 17:03:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm xoá nghèo

Báo Cà Mau Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

- Ông có thể chia sẻ những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện năm 2024?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, huyện U Minh có 1.238 hộ nghèo (chiếm 4,69%) và 426 hộ cận nghèo (chiếm 1,61%). Trong tổng số 1.238 hộ nghèo, có 19 hộ nghèo khu vực thành thị, chiếm 0,92% trong tổng số hộ dân khu vực thành thị và 1.219 hộ nghèo khu vực nông thôn, chiếm 5,01% trong tổng số hộ dân khu vực nông thôn; hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) là 193 hộ, chiếm 15,07% trong tổng số hộ đồng bào DTTS toàn huyện; cận nghèo DTTS 60 hộ, chiếm 4,68% trong tổng số hộ đồng bào DTTS toàn huyện; hộ nghèo không có khả năng lao động là 152 hộ, chiếm 12,28% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện; cận nghèo không có khả năng lao động 50 hộ, chiếm 11,74% trong tổng số hộ cận nghèo toàn huyện. Xã có hộ nghèo cao nhất là Nguyễn Phích, với 8,54%. Có 49 ấp có hộ nghèo cao.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2024, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 1,5%; kết quả rà soát cuối năm 2024, trên địa bàn toàn huyện có 723 hộ nghèo, chiếm 2,74% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 515 hộ, giảm 1,95%, đạt 162,5% so với kế hoạch tỉnh giao, đạt 130% so với kế hoạch của huyện. Cận nghèo có 380 hộ, chiếm 1,44% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 46 hộ, giảm 0,17% so với đầu năm 2024. Ðặc biệt, không còn hộ chính sách nghèo, cận nghèo.

Huyện U Minh tăng cường mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và nuôi thuỷ sản, hỗ trợ người dân trên địa bàn áp dụng phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.Huyện U Minh tăng cường mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và nuôi thuỷ sản, hỗ trợ người dân trên địa bàn áp dụng phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

- Từ kết quả đạt được, huyện đặt mục tiêu cụ thể gì trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện năm 2025?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Huyện đã đề ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 2 ngàn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 38%; giải quyết việc làm cho 4 ngàn lao động; 100% hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách bảo trợ xã hội được tiếp cận thụ hưởng chính sách; hộ nghèo giảm 1,5% trở lên; phấn đấu thị trấn U Minh không có hộ nghèo; xây dựng xóm, tuyến, khu dân cư không có hộ nghèo, ấp không có hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn viên là hộ nghèo.

“Lấy ngắn nuôi dài” là cách làm hay của người dân dưới tán rừng. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Phim, Ấp 17, xã Khánh Thuận, tận dụng diện tích ao nuôi cá, nuôi lươn, trồng sen dưới tán rừng để tăng thu nhập).“Lấy ngắn nuôi dài” là cách làm hay của người dân dưới tán rừng. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Phim, Ấp 17, xã Khánh Thuận, tận dụng diện tích ao nuôi cá, nuôi lươn, trồng sen dưới tán rừng để tăng thu nhập).

- Ðể thực hiện được những mục tiêu trên, huyện có những nhiệm vụ, giải pháp như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Ðể thực hiện được những kế hoạch đó, Huyện uỷ ban hành Quyết định phân công các cơ quan, ban, ngành, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể huyện, các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn huyện phụ trách, giúp đỡ 49 ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững; giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, tổng số vốn là 17 tỷ 955 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư 9 tỷ đồng cho 3 xã đặc biệt khó khăn gồm: Nguyễn Phích (3 tỷ đồng), Khánh Lâm (3 tỷ đồng) và Khánh Thuận (3 tỷ đồng), vốn sự nghiệp 8 tỷ 955 triệu đồng. Lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững; giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Vận động gia đình các hộ nghèo kết hợp nhiều phương thức sản xuất, tăng thu nhập, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Tích cực đào tạo nghề, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng đối tượng, tránh sai sót.

Xác định an cư mới lạc nghiệp, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện U Minh phân bổ cho từng địa phương hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, xây cất nhà mới khang trang, để người dân yên tâm lập nghiệp.Xác định an cư mới lạc nghiệp, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện U Minh phân bổ cho từng địa phương hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, xây cất nhà mới khang trang, để người dân yên tâm lập nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về công tác giảm nghèo, xem công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Thực hiện tốt công tác phân nhóm hộ nghèo, qua đó xác định được nguyên nhân nghèo, nắm thực trạng về sức lao động, tư liệu sản xuất của từng hộ nghèo, những hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để tham mưu UBND huyện phân công các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban MTTQ huyện, các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn huyện và cấp xã giúp đỡ 49 ấp có hộ nghèo cao.

Vận động các hộ nghèo tận dụng đất trống bờ bao, bờ liếp, đất sân, vườn... trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo tập trung hơn, lồng ghép các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh và nguồn vốn cho vay của các ngân hàng để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có vốn sản xuất, kinh doanh, nhân rộng các mô hình hiệu quả kinh tế cao để người dân áp dụng thực hiện.

Quan trọng nhất là để từng hộ nghèo tự tin vào khả năng, ý chí của chính mình, nêu cao ý thức, động lực tự thân mà phấn đấu vươn lên thoát nghèo là chính, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội./.

 

Kim Cương thực hiện

 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.