ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 13:56:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao đời sống đồng bào

Báo Cà Mau Nhờ địa phương quan tâm triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự án, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Ðầm Dơi được nâng lên, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc hằng năm giảm từ 2% trở lên.

Ông Diệp Văn Minh, ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam, là người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, không đất sản xuất, cuộc sống hằng ngày chủ yếu đi làm thuê. Ông rất vui mừng khi mới đây được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ xây dựng, bàn giao căn nhà Ðại đoàn kết. Căn nhà có diện tích sử dụng hơn 70 m2, trị giá khoảng 80 triệu đồng, trong đó Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ 50 triệu đồng, số còn lại do gia đình thân tộc góp thêm.

Ông Minh bày tỏ: “Tôi rất mừng, cảm ơn Ðảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã quan tâm xây dựng cho tôi căn nhà mới. Tôi hứa cố gắng vươn lên phát triển kinh tế gia đình, để chính quyền địa phương không còn lo cho mình nữa”.

Bà Ra Lan Lin, ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, năm nay đã 75 tuổi, thuộc diện hộ nghèo nhiều năm. Bà được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà ở; được hỗ trợ 3 con heo, 300 con vịt xiêm pháp và tiền mua thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, cuộc sống từ nghèo khổ đã vươn lên. Bà Lin chia sẻ: “Tôi biết ơn Ðảng, Nhà nước đã chăm lo, thời gian tới tôi sẽ cố gắng lao động để vươn lên thoát nghèo”.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 được triển khai tại nhiều xã có đông đồng bào dân tộc của huyện Ðầm Dơi. Theo đó, người dân đã được hưởng lợi từ nhiều dự án, tiểu dự án. Chỉ tính trong 2 năm 2023 và 2024, đồng bào dân tộc trong huyện được đầu tư hơn 9,4 tỷ đồng để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Ông Kim Phách (giữa), người có uy tín ấp Ðồng Tâm A, xã Tân Duyệt, tìm hiểu mô hình sản xuất của đồng bào dân tộc.Ông Kim Phách (giữa), người có uy tín ấp Ðồng Tâm A, xã Tân Duyệt, tìm hiểu mô hình sản xuất của đồng bào dân tộc.

Ông Ðặng Văn Suôl, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh, cho biết: “Trong 2 năm 2023, 2024, xã cất hơn 40 căn nhà và hỗ trợ đất ở cho 10 hộ. Bà con đồng bào dân tộc rất phấn khởi”.

Huyện hiện có 1.784 hộ đồng bào DTTS, chiếm 4,08% trong tổng số hộ dân toàn huyện, đông nhất là dân tộc Khmer. Từ nhiều chương trình, dự án được triển khai, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trong huyện được nâng lên. Số hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc giảm, hiện nay chỉ còn 144 hộ nghèo, 77 hộ cận nghèo.

Ông Nguyễn Chí Nghiệp, Trưởng phòng Dân tộc huyện, cho biết: “Ðến nay, tình hình sản xuất và đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc cơ bản ổn định và có bước phát triển. Thông qua việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc và các chính sách có liên quan đối với vùng đồng bào DTTS, đã tạo điều kiện, hỗ trợ thiết thực cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc có việc làm, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống, góp phần giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc từ 2%/năm trở lên”.

Với sự quan tâm đặc biệt của Ðảng, Nhà nước, sự chung tay, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, thông qua thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, cùng những hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể, đã và đang góp phần giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS của huyện Ðầm Dơi có nhà ở, ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc tại địa phương./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.