ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 06:20:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh xúc tiến, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi thuỷ sản. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu (tôm, cua, cá...), tỉnh có trên 150 mặt hàng OCOP đa dạng về chủng loại. Ðể đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại (XTTM), mở rộng đầu tư, phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP chủ lực sang các thị trường mới, giàu tiềm năng.

Bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), cho biết: "Năm 2024, đơn vị đã hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia các sự kiện XTTM cấp vùng, quốc gia và kết nối nhiều đối tác mua hàng trong, ngoài nước. Qua đó, có hơn 100 lượt DN giới thiệu hơn 200 lượt sản phẩm, thu hút hơn 15 ngàn lượt khách hàng tham quan, mua sắm. Kết nối, ký kết 18 hợp đồng, ghi nhớ giữa DN với tập đoàn, siêu thị lớn và các DN phân phối, tại các sự kiện: Tuần lễ bán hàng đặc sản NovaWorld - Phan Thiết; Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ðồng Tháp; Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” tổ chức ở tỉnh Bình Dương; Phiên chợ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại Siêu thị Tứ Sơn, An Giang...".

Nổi bật, trong khuôn khổ Hội nghị XTTM sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024, được UBND tỉnh phối hợp với Bộ Công thương tổ chức vào giữa tháng 11 vừa qua, thu hút nhiều tham tán thương mại, DN nhập khẩu, nhà mua đến từ các nước: Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ..., cùng chuỗi siêu thị lớn trong nước, công ty xuất nhập khẩu, các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ DN và nhiều DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản...

Con tôm luôn là sản phẩm chủ lực của tỉnh.Con tôm luôn là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Singapore, chia sẻ: "Với hơn 6 triệu dân, trong đó có 300 ngàn dân là triệu phú và 1,4 triệu khách du lịch, Singapore được coi là một trong những thị trường đắt đỏ nhất thế giới, chỉ đứng sau New York. Năm 2023, GDP Singapore hơn 500 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1.200 tỷ SGD; cơ cấu kinh tế chủ yếu là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng; lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, chỉ đáp ứng khoảng 10% tổng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân. Hiện nay, Singapore đang có nhu cầu nhập khẩu thanh long, mít ruột đỏ cùng các loại rau, củ quả và gạo. Ðây được xem là mảnh đất màu mỡ cho các DN, chủ thể OCOP mở rộng thị trường xuất khẩu".

Theo ông Thắng, với lợi thế sản xuất của nhiều sản phẩm, vị trí địa lý không xa và ẩm thực có nhiều điểm tương đồng với Singapore; đặc biệt, Singapore và Việt Nam là 2 thành viên của các Hiệp định Thương mại tự do: CPTPP, RCEP, là 2 quốc gia trong khu vực có Hiệp định toàn diện với Châu Âu và Vương quốc Anh; do đó, Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng có nhiều thuận lợi trong xuất nhập khẩu và kêu gọi đầu tư với các DN Singapore.

“Từ những thế mạnh đó, hằng năm, Thương vụ Singapore thường xuyên tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, cập nhật thông tin thị trường và dẫn các đoàn DN, nhà đầu tư Singapore về Việt Nam kết nối giao thương, tìm kiếm cơ hội đầu tư công nghiệp, nông nghiệp thương mại vào các địa phương và ngược lại. Ðặc biệt, hỗ trợ các DN Việt Nam, trong đó có các DN Cà Mau trưng bày sản phẩm, hàng hoá, tăng sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Singapore”, ông Thắng cho biết.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc XTTM và kết nối các thị trường là yếu tố then chốt giúp các sản phẩm của tỉnh Cà Mau vươn xa đến các thị trường mới.

Bà Trần Thuý Hằng, chủ cơ sở Yến sào Ðạt Hằng, Phường 1, TP Cà Mau, chia sẻ: “Thông qua các hội nghị XTTM, cơ sở nỗ lực quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, với mong muốn hợp tác, đưa những sản phẩm vào các chuỗi siêu thị để đến với người tiêu dùng, duy trì thương hiệu và phát triển ổn định”.

Bà Trương Hà Phương Anh cho biết thêm, cũng trong năm đã tổ chức XTTM, đầu tư, du lịch và học tập kinh nghiệm các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Ấn Ðộ. Hỗ trợ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK NONI và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát kết nối, làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Ðộ (IICCI). Phía Ấn Ðộ đánh giá cao tiềm năng sản phẩm của 2 công ty; riêng sản phẩm nước cốt nhàu, đang tiếp tục làm việc với đối tác Ấn Ðộ, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu tôm, cua, cá, tỉnh có trên 150 mặt hàng OCOP đa dạng về chủng loại.Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu tôm, cua, cá, tỉnh có trên 150 mặt hàng OCOP đa dạng về chủng loại.

Trong năm, iPEC cũng đã hỗ trợ 3 DN trong tỉnh tham gia Hội chợ Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu 2024 (Công ty CP Thuỷ sản Cà Mau ký kết 3 thoả thuận, xác nhận giá và chào giá với tổng giá trị 1,5 triệu USD; Công ty CP Camimex ký kết 2 thoả thuận, tổng giá trị 380.000 USD; Công ty CP Chế biển và Dịch vụ Thuỷ sản Cà Mau (CASES) ký kết 7 hợp đồng, tổng giá trị 810.000 USD); hỗ trợ 3 DN tham gia Hội chợ Nghề cá và Thuỷ hải sản Trung Quốc (CFSE) tại TP Thanh Ðảo (Công ty TNHH Anh Khoa ký kết 2 thoả thuận hợp tác với khách hàng Hồng Kông, Trung Quốc, tổng giá trị 310.000 USD; Công ty Cổ phần Camimex Foods làm việc và chào giá với 50 khách hàng đến từ Hồng Kông, Trung Quốc, Ðài Loan, Nga, Hàn Quốc).

Nỗ lực trong hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua đã mở ra những cơ hội hợp tác và phát triển mạnh mẽ, giúp quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP, đặc sản Cà Mau. Từ đó, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản, thuỷ sản của tỉnh thời gian tới./.

 

Trung Ðỉnh

 

Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế và an sinh xã hội

Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc, không chỉ nổi bật với nền kinh tế đa dạng, đậm chất sông nước, biển rừng mà còn ghi dấu ấn sâu sắc nhờ sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp (DN) và người dân trong việc phát triển kinh tế bền vững, gắn liền với các hoạt động an sinh xã hội.

Quách Phẩm Bắc tiếp sức thoát nghèo bền vững

Chính sách từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đã tiếp sức cho xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, đạt kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, cải thiện cuộc sống người dân.

Chủ động nguồn hàng, ổn định thị trường

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, công tác ổn định thị trường và chủ động nguồn cung hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Tại Cà Mau, các giải pháp đã được triển khai từ sớm để đảm bảo cung, cầu hàng hoá ổn định, tránh tình trạng thiếu hàng và tăng giá bất hợp lý trong dịp Tết.

Năm 2025 nhiều mục tiêu để thành phố khởi sắc

Ông Tô Hoài Phương, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, năm 2024, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư tăng 10,08% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 8,8%, lượng khách du lịch tăng 8,4%... Thành phố thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Phụ nữ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

Thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, phụ nữ không chỉ đóng góp vào các hoạt động gia đình mà còn trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, với những sáng tạo và nỗ lực mạnh mẽ, phụ nữ nơi đây đang khẳng định vai trò trong thúc đẩy kinh tế địa phương.