ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 21:05:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động khung lịch mùa vụ

Báo Cà Mau Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, sản xuất lúa thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, sản lượng tăng cao so kế hoạch; thị trường lúa gạo mang tín hiệu tốt đã khuyến khích phát triển sản xuất. Cơ cấu giống lúa đã được chuyển đổi sang nhóm lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản. Xây dựng được vùng nguyên liệu lúa, tôm theo các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh; các ổ dịch được kiểm soát, khống chế nhanh, không lây lan trên diện rộng. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước nâng cao giá trị gia tăng, sản phẩm OCOP trong tỉnh tăng về số lượng lẫn chất lượng và quy mô.

Thuỷ sản tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Sản lượng thuỷ sản tăng so với năm 2023 nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, nhất là trên tôm nuôi siêu thâm canh, đa dạng hoá đối tượng và phương thức nuôi. Sản xuất tôm giống có bước đột phá về quy mô, chất lượng.

Chọn lựa con giống trước khi thả nuôi.

Chọn lựa con giống trước khi thả nuôi.

Phát huy kết quả đạt được, đầu năm 2025, Sở NN&PTNT chủ động hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi thuỷ sản năm 2025. Cụ thể, đối với nuôi thâm canh, siêu thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng, khuyến cáo nuôi 1 vụ trong năm đối với tôm sú (đối với những cơ sở nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo yêu cầu, quy trình phù hợp thì có thể nuôi vụ thứ 2), thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm. Nuôi 2 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng (đối với những cơ sở nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo yêu cầu, quy trình phù hợp thì có thể nuôi nhiều hơn 2 vụ/năm), thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm. Thời gian thả giống vụ nuôi chính (vụ 1) từ tháng 1 đến hết tháng 7; vụ 2, từ tháng 11 đến tháng 12.

Với nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (tôm sú), khuyến cáo nuôi 2 vụ trong năm, tuy nhiên phải có thời gian cải tạo, phơi đất đến khi thả vụ mới ít nhất từ 15-30 ngày giữa 2 vụ nuôi. Riêng đối tượng tôm thẻ chân trắng, chỉ được thả nuôi thí điểm khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh. Thời gian thả giống: Vụ 1, từ tháng 1 đến hết tháng 7; vụ 2, từ tháng 11 đến tháng 12.

Nuôi 2 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng.

Nuôi 2 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng.

Ðối với nuôi tôm theo hình thức quảng canh (tôm sú), có thể nuôi quanh năm, thời gian thả giống từ tháng 1 đến tháng 12. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, các hộ (cơ sở nuôi) nên ngắt vụ ít nhất 1 lần/năm vào thời điểm sên, vét đất, bùn để cải tạo ao đầm trong năm (từ ngày 15/8-15/10). Ðặc biệt, phải căn cứ vào thời tiết và độ mặn từng vùng, các địa phương điều chỉnh lịch lấy nước nuôi phù hợp. Khuyến khích nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, có bố trí ao ương tôm giống giai đoạn đầu từ 3-4 tuần; thả giống rải vụ, cách từ 1,0-1,5 tháng thả giống một lần.

"Các đơn vị cần chủ động phối hợp Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, Chi cục Thuỷ lợi cập nhật thường xuyên thông tin về thời tiết, khí tượng thuỷ văn, tình hình xâm nhập mặn để kịp thời dự báo, khuyến cáo cho cơ sở nuôi thuỷ sản kịp thời nhằm chủ động ứng phó trong quá trình sản xuất. Theo dõi tình hình triển khai thực hiện lịch mùa vụ trên địa bàn tỉnh, phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y về tình hình dịch bệnh trên động vật thuỷ sản ghi nhận (nếu có) và có điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo lịch mùa vụ đạt hiệu quả. Chủ động phối hợp Trung tâm Khuyến nông, các địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân nuôi thuỷ sản bằng nhiều biện pháp và trên phương tiện thông tin đại chúng, Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau; hỗ trợ các địa phương xác định tiêu chí, điều kiện các vùng nuôi trồng thuỷ sản, nhằm hướng dẫn lịch thời vụ, đối tượng nuôi, loại hình nuôi... phù hợp với tình hình thực tế”, ông Bằng nhấn mạnh./.

 

Kim Cương

 

“Bình minh” ở xứ rừng

Băng qua những cánh rừng tràm bạt ngàn dọc theo tuyến T29, xã Nguyễn Phích, xuôi về thị trấn U Minh, qua miệt Sông Trẹm, thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh; càng đi sâu vào xóm, ấp, chúng tôi càng cảm nhận rõ sức sống mới tràn đầy và “bình minh” đã hiện hữu trên từng thửa ruộng, liếp tràm.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.