ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 00:51:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Báo Cà Mau Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Nói như lời của ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Trí Lực: “Bà con quê mình giờ ăn Tết là ăn Tết lúa, Tết tôm. Bởi mùa Tết là mùa thu hoạch cùng lúc cả tôm và lúa, nhà nhà sung túc, tràn đầy phấn khởi và kỳ vọng cho vụ mùa bội thu”.

Nói về lúa - tôm, vị Chủ tịch UBND xã Trí Lực đúc kết: “Lúa - tôm cũng là câu chuyện thú vị, bởi Cà Mau có 3 hệ sinh thái đan xen nhau, vùng ngọt thì cây lúa, rau màu; vùng mặn thì có tôm, có rừng; còn ở Trí Lực này và một số vùng khác thì nước lợ, con tôm và cây lúa hội ngộ nhau, cùng nhau đồng hành với nông dân. Bởi vậy, về Cà Mau, ghé Trí Lực thì có tất cả những sản vật đặc trưng của quê hương, mà vui hơn nữa là vụ thu hoạch trúng vào dịp cận Tết”.

Theo lời ông Trung, để cây lúa và con tôm cùng nhau song hành như bây giờ không phải là chuyện dễ dàng. Cây lúa vốn dĩ đã bám rễ lâu đời ở xứ này, nhưng với tập quán canh tác lạc hậu, chất đất phèn khắc nghiệt, đời sống người nông dân cứ chật vật mãi, không khá lên được. Phải đến những năm 90 của thế kỷ trước, cây mía xuất hiện ở vùng Trí Lực, Trí Phải.

“Bà con ở đây coi cây mía là ân nhân, mà mục tiêu cụ thể lắm, chỉ là đủ ăn, thoát nghèo, nhưng đó đã là một sự thay đổi lớn lao. Bởi làm ruộng lúa mùa, một công trúng lắm chừng chục giạ, thì không thể cầm cự nổi chớ đừng nói là vươn lên phát triển”, ông Trung bộc bạch.

Cây mía thoái trào, con tôm bắt đầu lên ngôi. Nông dân Trần Văn Tính, Ấp 9, xã Trí Lực, hồi nhớ: “Quy hoạch của Nhà nước thì nông dân biết chớ, nhưng gặp được con tôm ai cũng mừng rơn. Thế là làm gì có vụ lúa, vụ tôm, mọi người đổ dồn cho con tôm hết. Nhà nào còn mần vụ lúa thì bà con xì xào bàn tán dữ lắm, bởi cái cảnh làm ruộng cực khổ ám ảnh quá”.

Anh Trần Văn Tính, Ấp 9, xã Trí Lực, khẳng định mô hình lúa thơm, tôm sạch mang lại hiệu quả, lợi nhuận vượt trội cho bà con nông dân.Anh Trần Văn Tính, Ấp 9, xã Trí Lực, khẳng định mô hình lúa thơm, tôm sạch mang lại hiệu quả, lợi nhuận vượt trội cho bà con nông dân.

Con tôm là “thần tượng” mới, ban đầu bừng sáng, nhưng sau đó lại cảm thấy lẻ loi và nhiều lúc "nắng - mưa", "may - rủi", vô cùng khó đoán. Ông Chung Minh Oai, nguyên Bí thư Ðảng uỷ xã Trí Lực (2006-2016), kể rằng: “Cây lúa lúc đầu chuyển dịch thất thế, nhưng vẫn có một số bà con kiên quyết gìn giữ. Cảm nhận rõ nhất là mùa Tết này, nhà nào có lúa, thêm tôm thì ăn Tết ngon lành, còn người nuôi tôm độc canh thì đâu bằng được”.

Càng về sau, năng suất con tôm biến động theo hướng tiêu cực, Trí Phải lúc đó đứng trước những lựa chọn mang tính sống còn về mô hình sản xuất làm sao phải hiệu quả, đồng thời mang tính bền vững. Theo lời vị cựu Bí thư Ðảng uỷ xã, cả hệ thống chính trị, những nông dân có uy tín và triển khai hiệu quả mô hình lúa - tôm đã vận động bà con toàn xã với phương châm đơn giản bằng phép tính mà bà con nông dân nào cũng thông suốt, đồng thuận: lúa cộng tôm, nhân lên lợi nhuận.

Thế nhưng, phải giải quyết một bài toán khác: không thể là lúa - tôm của lối canh tác cũ, lạc hậu, năng suất và lợi nhuận thấp. Vậy là lúa thơm, tôm sạch vạch ra một hướng đi mới, một tương lai mới và cũng là lựa chọn của nông dân Trí Lực, không khác được.

Kỹ sư Nguyễn Tấn Toàn, công chức phụ trách công tác khuyến nông xã Trí Lực, cho biết: “Năm nay, tổng diện tích lúa xuống giống của xã là hơn 2.300 ha, trong đó có hơn 1.000 ha giống lúa thơm ST24. Diện tích lúa hữu cơ của địa phương hơn 300 ha; lúa sạch là 1.200 ha và 1.000 ha nuôi tôm đạt chuẩn ASC”. Cũng theo lời anh Toàn, với năng suất và giá cả hiện tại, mỗi héc-ta lúa - tôm bình quân mang về lợi nhuận khoảng 170 triệu đồng cho người nông dân.

Một vụ mùa thắng lợi lớn về cả năng suất và lợi nhuận đã hiển hiện ở Trí Lực. Anh Trần Văn Tính trở lại với câu chuyện của mình: “Với 3,5 ha đất sản xuất, do điều kiện các thửa đất không tập trung, tôi dành 1,2 ha thực hiện mô hình lúa hữu cơ - tôm sạch, so sánh về lợi nhuận thì vượt trội. Nông sản sạch đang là xu hướng của thị trường, nhất là rơi vào cao điểm mùa Tết nên những người làm lúa - tôm thêm phần vững tâm. Phần diện tích đất sản xuất còn lại, tôi tiếp tục đăng ký và mở rộng để thực hiện toàn bộ diện tích cho lúa thơm, tôm sạch”.

Nông dân Trí Lực liên tục thắng lớn vụ lúa - tôm càng xanh dịp cuối năm. Lúa thơm, tôm sạch là lựa chọn, hướng đi hiệu quả, bền vững của vùng đất này. Ảnh: NHẬT MINH - Q.RIN

Nông dân Trí Lực liên tục thắng lớn vụ lúa - tôm càng xanh dịp cuối năm. Lúa thơm, tôm sạch là lựa chọn, hướng đi hiệu quả, bền vững của vùng đất này. Ảnh: NHẬT MINH - Q.RIN

Hôm chúng tôi đến, đồng đất Trí Lực bắt đầu điểm những vạt lúa cong trái me, lứa tôm càng xanh đang phổng phao lớn từng ngày, chờ đón vụ mùa bội thu. Hẹn với anh Trung cận Tết sẽ về Trí Lực, cùng bà con thu hoạch tôm càng, ăn một bữa đã đời vị thôn quê dân dã và chung vui với người nông dân. Phóng tầm mắt nhìn khắp vùng quê tươi đẹp này, chúng tôi thấy xa hơn là những tính toán lớn lao nhưng đầy đủ cơ sở thực tiễn, khoa học và nhất là sự đồng thuận, ủng hộ, tin tưởng trọn lòng của bà con nông dân về tương lai phát triển.

Mùa xuân theo về trên quê hương Trí Lực cùng mùa vui kết tựu từ mối duyên đẹp giữa cây lúa, con tôm và sức vóc, khát vọng của người nông dân.

Nói về lúa - tôm, vị Chủ tịch UBND xã Trí Lực đúc kết: “Lúa - tôm cũng là câu chuyện thú vị, bởi Cà Mau có 3 hệ sinh thái đan xen nhau, vùng ngọt thì cây lúa, rau màu; vùng mặn thì có tôm, có rừng; còn ở Trí Lực này và một số vùng khác thì nước lợ, con tôm và cây lúa hội ngộ nhau, cùng nhau đồng hành với nông dân. Bởi vậy, về Cà Mau, ghé Trí Lực thì có tất cả những sản vật đặc trưng của quê hương, mà vui hơn nữa là vụ thu hoạch trúng vào dịp cận Tết”.

 

Phạm Quốc Rin

 

XSMN trực tiếpTham khảo Tối ưu không gian sống

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.