ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 23:21:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành lập khu bảo tồn biển

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Báo Cà Mau Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Ngày 20/12 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ ra mắt khu bảo tồn biển Cà Mau và Hội thảo về giải pháp thúc đẩy thành lập mới các khu bảo tồn biển Việt Nam theo quy hoạch tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự và chủ trì buổi hội thảo có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó cục trưởng, Cục Kiểm Ngư Lê Trần Nguyên Hùng trao quyết định thành lập khu bảo tồn biển của Chủ tịch UBND tỉnh cho đại diện Chi cục Kiểm ngư Cà Mau.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó cục trưởng, Cục Kiểm Ngư Lê Trần Nguyên Hùng trao quyết định thành lập khu bảo tồn biển của Chủ tịch UBND tỉnh cho đại diện Chi cục Kiểm ngư Cà Mau.

Theo Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đặt ra trong giai đoạn đến năm 2030, cả nước có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia). Trong đó, có 11 khu bảo tồn biển cấp quốc gia và 16 khu bảo tồn biển cấp tỉnh, trong đó có tỉnh Cà Mau. Đồng thời, có 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, 63 khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thuỷ sản) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống của các loài thuỷ sản.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, để thành lập được khu bảo tồn biển, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các chuyên gia tiến hành khảo sát khẩn trương, chi tiết để làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ thành lập. Từ đó, có giải pháp bảo vệ và phục hồi nguồn lợi lâu dài, thông qua công tác quản lý, bảo vệ và khai thác phù hợp, hiệu quả.

Trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt thì khu bảo tồn biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phục hồi, tái tạo nguồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội và nghiên cứu khoa học.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, việc thành lập khu bảo tồn có ý nghĩa rất quan trọng. Đây không chỉ là cơ sở, điều kiện để gìn giữ các nguồn lợi tài nguyên mà còn đảm bảo sự phát triển sinh kế của người dân. Do đó, cần có sự vào cuộc của toàn xã hội nhất là các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở và người dân. Cả cộng đồng nâng cao trách nhiệm và có sự vào cuộc quyết liệt hơn để xây dựng khu bảo tồn biển Cà Mau trở thành hình mẫu của sự hài hoà giữa bảo vệ tài nguyên và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường…

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, xây dựng khu bảo tồn biển Cà Mau trở thành hình mẫu của sự hài hoà giữa bảo vệ tài nguyên và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, xây dựng khu bảo tồn biển Cà Mau trở thành hình mẫu của sự hài hoà giữa bảo vệ tài nguyên và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thành lập mới các khu bảo tồn cũng như nâng cao hiệu quả trong quản lý các khu bảo tồn biển, các đại biểu được nghe nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm trong thành lập, quản lý khu bảo tồn biển của một số tỉnh trong cả nước; thông tin một số dự án hỗ trợ thành lập, quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính Phủ trong thời gian tới như: UNDP, IUCN, WWF, MCD,…

Ngoài ra, các đại biểu dự hội thảo còn đề xuất một số giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách; tài chính, đầu tư; môi trường, khoa học và công nghệ; tuyên truyền nâng cao nhận thức trong bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lâu dài.

ông Lê Trần Nguyên Hùng Phó cục trưởng, Cục Kiểm Ngư, “Chi cục Kiểm Ngư cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý khu bảo tồn biển ngày tốt hơn”.Ông Lê Trần Nguyên Hùng Phó cục trưởng, Cục Kiểm Ngư, “Chi cục Kiểm Ngư cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý khu bảo tồn biển ngày tốt hơn”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho biết, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng để phát triển thuỷ sản vượt bật so với cả nước. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 2 Vườn quốc gia là nơi sinh sản, tái tạo ương dưỡng các loài thuỷ sản quan trọng. Thời gian qua, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng giúp tỉnh Cà Mau trở thành địa phương đi đầu trong ngành thuỷ sản, nhất là xuất khẩu thuỷ sản và bảo tồn tái tạo nguồn lợi. Thành lập khu bảo tồn biển Cà Mau là điều kiện quan trọng để tỉnh tiếp tục tạo ra những thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực thuỷ sản theo định hướng xanh, bền vững. Do đó, thời gian tới Chi cục Kiểm ngư cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý khu bảo tồn biển ngày tốt hơn.

Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau nhìn từ trên cao.Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau nhìn từ trên cao.

Nguyễn Phú - Chí Diện

 

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.