ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-7-25 08:22:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng cho vụ lúa mới

Báo Cà Mau Ngay sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân, nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau đã cày ải phơi đất, chuẩn bị bừa, trục đất để sẵn sàng xuống giống vụ lúa hè thu cho kịp lịch thời vụ.

Ðến thời điểm này, hầu hết các cánh đồng lúa, nước chưa ngập ruộng, thế nên một số bà con ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) sạ khô không hiệu quả.

Cánh đồng mẫu lớn ấp Ông Bích Lớn, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, thời điểm này nước chưa ngập mặt ruộng.

Cánh đồng mẫu lớn ấp Ông Bích Lớn, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, thời điểm này nước chưa ngập mặt ruộng.

Tại xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), để chủ động nguồn nước sản xuất, ông Lê Thanh Mộng (ấp Rạch Bào) đắp bờ, bơm nước từ kênh vào ruộng để bừa đất, gieo sạ. Cùng thời điểm, ông Ngô Nhật Trường (ấp Ông Bích) ngâm giống lúa OM 18 để sản xuất vụ hè thu. Theo ông Trường, vụ lúa sẽ chín ngay thời điểm mưa nhiều nên đa số nông dân huyện Trần Văn Thời sử dụng giống lúa này, bởi đặc tính vừa kháng bệnh vừa cứng cây, giảm thiểu ảnh hưởng khi gió và mưa lớn.

Thời điểm này, khắp nơi trên vùng làm lúa, nông dân đã trục, bừa đất cho kịp vụ hè thu.

Thời điểm này, khắp nơi trên vùng làm lúa, nông dân đã trục, bừa đất cho kịp vụ hè thu.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, chuẩn bị xuống giống lúa hè thu, nông dân cần chuẩn bị giống tốt, vệ sinh đồng ruộng, trục, bừa đất kỹ; đồng thời quản lý tốt các đối tượng gây hại lúa như: ốc bươu vàng, cỏ dại, chuột...

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau.

Ông Ngô Nhật Trường chọn ngâm giống lúa OM 18 để sản xuất vụ hè thu.

Ông Ngô Nhật Trường chọn ngâm giống lúa OM 18 để sản xuất vụ hè thu.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, tránh tình trạng sạ khô không đúng thời điểm làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân cần vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, tránh tình trạng sạ khô không đúng thời điểm làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Ông Lê Thanh Mộng đắp bờ giữ nước chuẩn bị làm đất, gieo sạ.

Ông Lê Thanh Mộng đắp bờ giữ nước chuẩn bị làm đất, gieo sạ.

Huỳnh Anh Duy thực hiện

 

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.