ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 22-5-25 12:59:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập huấn cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái

Báo Cà Mau

Thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 02/10/2024 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, sáng 22/5, Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm đào tạo logistics và thương mại điện tử Trà Vinh (Trường Đại học Trà Vinh) tổ chức Hội nghị “Hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái” trên địa bàn TP Cà Mau.

Ông Trần Hoàng Em, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đánh giá vai trò của của dán nhãn sinh thái.

Tham dự buổi tập huấn là các đại biểu đến từ Sở Công thương, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các chuyên gia đến từ Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu đến đại biểu khái niệm và phân loại nhãn sinh thái; tiêu chí nhãn sinh thái theo 3 chứng chỉ ISO và các ví dụ điển hình về nhãn sinh thái. Chương trình dán nhãn sinh thái là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường.

PGS, TS Nguyễn Lữ Phương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực về dán nhãn sinh thái.

Ông Trần Hoàng Em, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) thông tin: “Việc dán nhãn sinh thái đem lại đa lợi ích cho một số sản phẩm và dịch vụ bao gồm: sản phẩm được Nhà nước bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu hợp pháp; mở rộng hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; nâng cao chất lượng sản phẩm và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; bảo vệ môi trường; góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng; góp phần quảng bá giá trị văn hoá, du lịch và hình ảnh của địa phương. Việc dán nhãn sinh thái kết hợp với tem truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng nắm bắt rõ nguồn gốc thông tin sản phẩm… Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, hội nghị nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin và nâng cao năng lực về dán nhãn sinh thái; nâng cao hiểu biết về lợi ích và quy trình thực hiện dán nhãn sinh thái; tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan; góp phần lan toả thông tin, thúc đẩy hành động vì môi trường tại tỉnh Cà Mau”.

Đại biểu tham gia tập huấn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc sản xuất và tiêu dùng bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết. Chương trình dán nhãn sinh thái là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ, doanh nghiệp, và cộng đồng về dán nhãn sinh thái có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Loan Phương

 

 

 

Tỷ phú nông dân

Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.

Khiếm khuyết không ngăn được chí làm giàu

Dù không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng ông Phan Văn Luân, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, không để khó khăn làm chùn bước. Với ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó, ông từng bước đưa gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Tăng thu nhập từ dự án mới

Ðể phá thế sản xuất theo lối độc canh, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất tôm sú - tôm càng xanh - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liên kết chuỗi giá trị” (Dự án), với diện tích 20 ha, có 16 hộ tham gia. Hộ dân tham gia dự án đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.