ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 14:54:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Báo Cà Mau Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Nghề lưới gắn bó với gia đình anh Mừng hơn 40 năm qua, sau thời gian đi học, vì muốn tiếp nối truyền thống gia đình nên anh tiếp tục bám trụ với nghề. Thuở trước gia đình anh Mừng ở TP Châu Ðốc, tỉnh An Giang, chuyên làm lưới các loại, hiện tại vẫn duy trì và phát triển. Ở Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh, vuông... rất thích hợp để bà con giăng cá, khai thác thuỷ sản nên anh Mừng nghiên cứu, sáng tạo ra một số loại lưới mới so với thị trường, mà hiệu quả và độ bền cao hơn. Ðặc biệt, anh Mừng sử dụng lưới thô, đan hoàn toàn bằng thủ công, không sử dụng máy móc; tạo thành lưới 3 màng, lưới 1 màng.

Cơ sở làm lưới của anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau.

Cơ sở làm lưới của anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau.

Anh Phạm Ðức Mừng cho biết: “Có nhiều loại lưới khác nhau, tuỳ vào khách hàng đặt kích cỡ ngắn, dài và size lưới. Bà con giăng lưới ở trong ao, vuông nuôi tôm thì chiều ngang lưới khoảng 8 tấc đến 1 m; còn khách hàng có nhu cầu để giăng ngoài sông lớn thì chiều ngang từ 1,2- 3,2 m”.

Kích cỡ lưới của anh Mừng rất phù hợp với bà con đánh bắt thuỷ sản, chủ yếu từ 3-8 phân. Chiều dài các loại lưới như nhau đều tầm từ 60-63 m.  Nhờ cơ sở của anh Mừng mà đã giải quyết khoảng 5 lao động tại địa phương với công việc luồn và ráp lưới, thu nhập khoảng 100 ngàn đồng mỗi ngày; riêng ở TP Châu Ðốc thì hơn 10 lao động, không chỉ cung cấp sản phẩm cho anh Mừng tại TP Cà Mau mà còn ở khắp các tỉnh miền Tây.

Bà Hồ Thị Sang, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, phấn khởi: “Nghề lưới này tôi làm lâu rồi, cũng dễ làm, mình chỉ luồn, ráp, chụp 3 màng... Ở đây tạo điều kiện việc làm ổn định, nhẹ nhàng, vì mọi người đều làm trong nhà, mát mẻ”.

Với những bà con không có đất canh tác, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn thì anh Mừng luôn hỗ trợ giá; làm sản phẩm có độ bền cao, giúp cho họ có thể sử dụng được nhiều lần. Bình quân 1 tháng ở Cà Mau và TP Châu Ðốc, anh Mừng cho ra thị trường hơn 300 tay lưới, giá dao động mỗi tay lưới từ 380 ngàn đồng đến 1 triệu 750 ngàn đồng. Anh Mừng chia sẻ: “Lúc trước cơ sở của tôi làm rất nhiều loại lưới nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhờ lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng nên đến nay các sản phẩm lưới làm ra đã đáp ứng nhu cầu của bà con”.

Sản phẩm của anh Mừng chủ yếu là lưới 3 màng, lưới 1 màng.

Sản phẩm của anh Mừng chủ yếu là lưới 3 màng, lưới 1 màng.

Ông Cao Văn Thơm, Phó chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Xuyên, cho biết: “Hiện nay trên thị trường có đa dạng các sản phẩm lưới, nhưng nói về lưới thủ công thì nơi đây có uy tín, đạt tiêu chuẩn; bản thân anh Mừng còn tự chế một số công cụ, vật dụng để nâng cao chất lượng và công suất lao động".

Hiện tại đầu ra lưới của anh Mừng ở các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang... Phường Tân Xuyên, TP Cà Mau hiện có hơn 100 hộ làm lưới nhỏ lẻ. Riêng chỉ gia đình anh Mừng có 3 thế hệ làm lưới và đang tiếp tục phát triển. Ðể khuyến khích bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng tầm chất lượng, số lượng, địa phương đang hình thành tổ hợp tác để phát triển mô hình, mở rộng thị trường, chuyên cung cấp lưới cho bà con, các cơ sở kinh doanh để tiêu thụ thị trường trong và ngoài tỉnh./.

 

Nhật Minh

 

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.