ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 16:31:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Báo Cà Mau Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Phạm Phúc Giang, Phó bí thư Huyện uỷ Cái Nước, cho biết, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên trong năm 2025, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành Công văn số 1271-CV/HU và Kế hoạch số 262-KH/TU, ngày 10/3/2025 để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. Theo đó, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện uỷ, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai, quán triệt, xây dựng văn bản, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ðồng thời, Huyện uỷ ban hành Kế hoạch số 264-KH/HU, ngày 25/3/2025 về phát động thi đua thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết số 25/NQ-CP, ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Kế hoạch số 268-KH/HU, ngày 25/3/2025 về việc tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Diện tích sản xuất lúa - tôm của huyện không ngừng tăng qua từng năm. Diện tích sản xuất lúa - tôm của huyện không ngừng tăng qua từng năm. Ảnh: Việt Tiến

“Ðặc biệt, khuyến khích hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn các xã, thị trấn thực hiện mô hình nuôi tôm theo hình thức 2 và 3 giai đoạn, đảm bảo tái vụ từ 2,5 vụ/năm trong năm 2024 tăng lên 3 vụ/năm trong năm 2025. Ðồng thời, mở rộng và phát triển loại hình nuôi tôm phù hợp với từng vùng sinh thái để ứng dụng khoa học công nghệ mới và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Trong đó, ưu tiên phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm hữu cơ... để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu đưa tổng sản lượng thuỷ sản đạt 50.000 tấn, tăng 1.000 tấn so với năm 2024, trong đó sản lượng tôm 33.500 tấn, tăng 3.500 tấn so với năm 2024”, ông Phạm Phúc Giang cho biết thêm.

Riêng về ưu điểm của mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, theo ông Phạm Minh Sang, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện, mô hình này giúp nông dân dễ dàng quản lý môi trường nước, thức ăn và theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của tôm. Mặt khác, việc chuyển giai đoạn nuôi giúp tôm được tiếp cận môi trường nước sạch hơn, hạn chế ô nhiễm dưới tầng đáy, tôm đạt đầu con và kích cỡ tôm tăng hơn. Ðặc biệt, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn không chỉ giúp nông dân quản lý, kiểm soát tốt quá trình phát triển của tôm mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng năng suất, chất lượng tôm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân theo hướng phát triển bền vững.

Song song đó, huyện nhân rộng mô hình tôm - lúa, đồng thời tuyên truyền, vận động Nhân dân trong vùng khép kín thuộc Tiểu vùng II và Tiểu vùng III ở các xã: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ thực hiện sản xuất tôm - lúa lên 2.000 ha (theo quy hoạch là 3.499 ha, đã thực hiện năm 2024 là 1.552,8 ha).

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, huyện đang yêu cầu các chủ đầu tư cam kết tiến độ thực hiện và giải ngân chi tiết của từng dự án; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách từng dự án, công trình. Phấn đấu giải ngân đạt từ 98% trở lên. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư, trong đó vốn đầu tư ngân sách Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, kích hoạt, kết hợp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, huy động có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Ngoài con tôm, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ còn nuôi cá bống tượng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài con tôm, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ còn nuôi cá bống tượng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ðối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, địa phương tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ðẩy mạnh quảng bá, truyền thông gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Ðẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách Nhà nước; phát triển mạng lưới dịch vụ, các sản phẩm thanh toán hiện đại; triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Ðáng chú ý, từ đầu năm đến nay toàn huyện thành lập mới 12 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 28 tỷ đồng. Hiện nay địa phương đang quản lý 204 doanh nghiệp và toàn huyện có 3.866 hộ kinh doanh đang hoạt động.

Mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của kinh tế thế giới và trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, song cả hệ thống chính trị huyện Cái Nước vẫn vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao nhất, phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 đạt tối thiểu ở mức 8%./.

 

Trung Ðỉnh

 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.