ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 00:46:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống với đam mê

Báo Cà Mau (CMO) Tốt nghiệp ngành y nhưng Huỳnh Ngọc Trâm, 22 tuổi, Phường 6, TP Cà Mau lại tìm cho mình hướng đi khác, đó là kinh doanh quán ăn sinh thái.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 chị em gái, ba là bác sĩ nên luôn muốn hướng cả 3 chị em theo nghề y. Tốt nghiệp phổ thông, Huỳnh Ngọc Trâm theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau và đã tốt nghiệp. Chưa một ngày theo nghề đã học, Trâm đi làm tại Công ty Bảo hiểm Quân đội, cùng đó là bán hàng online.

Trâm chia sẻ: “Tôi bán hàng online từ hồi còn học cấp 3, đến lúc tốt nghiệp cao đẳng, bản thân đã tích góp được kinh nghiệm và có lượng khách ổn định nên mỗi tháng kiếm không dưới 20 triệu đồng. Cộng thêm tiền lương đi làm, mỗi tháng đem lại thu nhập gần 30 triệu đồng”. Với mức thu nhập hằng tháng cao gấp nhiều lần bạn bè cùng trang lứa nên Trâm quyết định theo đuổi đam mê của mình - đó là nấu ăn.

Việc đứng bếp do Trâm chính tay thực hiện, không thuê thêm người.

“Tôi nhận ra rằng, nghề nào cũng khó khăn, nhưng nếu chọn cái mình yêu thích, tôi sẽ lấy đam mê đẩy lùi khó khăn”, Trâm bộc bạch. Đủ chi phí, đủ bản lĩnh, Trâm khăn gói lên Cần Thơ học khoá nấu ăn tại Trường Dạy nghề Bếp - Bar. Song song đó là lên kế hoạch về ý tưởng mở quán ăn sinh thái, chuyên kinh doanh những món ăn đồng quê. 
Khoá học 7 tháng, hơn 4 tháng đã phải về lại Cà Mau để trông coi việc mở quán. Tất cả ý tưởng từ việc xây dựng, quy hoạch khu trồng rau sạch, cải tạo ao, thả cá để khách hàng có thể tự tay câu cá, hái rau và nhờ quán chế biến, tạo cảm giác thích thú đều do Trâm đề xướng. “Ba mẹ thấy tôi đam mê cũng không nỡ ép con cái theo nghề y, nên đồng ý cho tôi bắt tay vào thực hiện ý tưởng kinh doanh quán ăn”, Trâm tâm tình.

Quán ăn sinh thái Vườn Dừa chuyên bán món ăn đồng quê toạ lạc tại số 181, Lý Thường Kiệt, Khóm 7, Phường 6, TP Cà Mau ra đời trên diện tích hơn 400 m2. Từ ngày chuyển hướng kinh doanh, cô chủ nhỏ chia sẻ rằng: “Có khi phải đứng trong bếp từ trưa tới 10 giờ tối. Lúc trước, một ngày không ra đường đã thấy bứt rứt, vậy mà giờ có khi cả tuần chỉ đứng trong bếp, nhưng nấu mãi vẫn không thấy chán, không thấy mệt. Có lẽ vì mình được sống với đam mê của mình”.

Quán có vườn rau để khách có thể tự tay hái rau và chế biến món ăn theo yêu cầu.

 

Ban đầu khách đến quán chủ yếu là quen, được giới thiệu từ bạn bè, đồng nghiệp và một số khách nhận được tờ rơi. Trâm chia sẻ: “Chiến lược kinh doanh của quán là tôn trọng khách hàng, phục vụ ân cần và chu đáo, với mục tiêu khách hàng sẽ cảm thấy ngon miệng và hài lòng về số tiền mình bỏ ra. Tôi tâm niệm, đó mới là cách để kéo khách đến quán nhanh hơn bất cứ công cụ quảng cáo nào”.

Không tốn tiền thuê mặt bằng, không tốn chi phí quảng cáo, những món ăn và dịch vụ tại quán cung cấp với giá hết sức bình dân. Ngoài ăn uống, khách đến quán sẽ được câu cá, hái rau và yêu cầu quán chế biến theo ý thích, chỉ tính công nấu và tiền cá. Với phương châm kinh doanh những món ăn đồng quê là chủ yếu, quán ăn sinh thái Vườn Dừa của cô chủ 9X bán những đặc sản của Cà Mau và những món ăn mang âm hưởng của người miền Tây như: cháo cá lóc nước cốt dừa, chuột đồng xào củ hành, cá nâu kho trái giác…

Người trẻ nhưng lại có xu hướng kinh doanh những món ăn dân dã, mộc mạc, lấy phương châm kinh doanh bằng những cách thức đơn giản và chân thành nhất. Trâm chia sẻ: “Doanh thu của quán tăng lên từng tháng, đó là minh chứng rõ nhất cho sự hài lòng của khách. Thành công đôi khi đến từ những việc đơn giản nhất”./.

Ngọc Trầm - Thảo Linh 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.