ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 14:26:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức bật Thới Bình thôn

Báo Cà Mau (CMO) Cùng với TP Cà Mau, huyện Thới Bình được UBND tỉnh Cà Mau xác định là vùng đô thị trung tâm, là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ động lực của tỉnh, gắn kết khu vực cụm công nghiệp khí - điện - đạm và khu đô thị Khánh An.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra thời gian qua, ngoài phát triển đời sống dân cư, huyện còn chú trọng nâng dần kết cấu hạ tầng cả vùng nông thôn lẫn đô thị. 

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng cho hay: “Về phía huyện, thời gian qua cũng như thời gian tới, sẽ đẩy nhanh tiến độ đô thị hoá, rút giảm khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung đẩy mạnh phát triển theo đúng tiềm năng và thế mạnh của huyện”.

Theo đó, huyện quy hoạch cơ cấu tái sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ (đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận) tạo ra nhiều sản phẩm OCOP từ nguyên liệu này; tăng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến; nuôi tôm càng xanh gắn với mô hình lúa sạch; nuôi cua quảng canh cải tiến, trồng rau an toàn cung cấp cho hệ thống thực phẩm xanh…

Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, “huyện đang kêu gọi đầu tư 8 dự án, trong đó 3 dự án có chủ trương đầu tư, còn lại 5 dự án đang tiếp tục mời gọi. Đồng thời, huyện đang phối hợp Sở Xây dựng thực hiện điều chỉnh quy hoạch vùng huyện, có quy hoạch khu công nghiệp xã Hồ Thị Kỷ khoảng 200 ha; đang phối hợp Sở Công thương quy hoạch chi tiết gắn với quy hoạch vùng tỉnh. Đây là những dự án lớn, nếu được nhà đầu tư thực hiện sẽ tạo được động lực lớn để phát triển kinh tế - xã hội cho toàn toàn huyện”, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thới Bình Quách Phát Để thông tin.

Theo chương trình phát triển, vùng đô thị trung tâm gồm TP Cà Mau - thị trấn Thới Bình - xã Trí Phải - thị trấn Cái Nước - xã Trần Thới - xã Hưng Mỹ. Các địa phương này thời gian qua đang thay đổi rõ nét về hạ tầng giao thông và diện mạo của xã NTM.

Việc phát triển quy hoạch cụm, tuyến các đơn vị có nét đặc trưng tương đồng đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Một phần phía Bắc huyện Thới Bình với quỹ đất công nghiệp lớn nên có điều kiện phát triển đô thị công nghiệp, là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc sản chất lượng cao với việc áp dụng kỹ thuật mới.

Thị trấn Thới Bình đang hướng đến đô thị văn minh và là một trong những đô thị trung tâm theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030. Ảnh: Liêu Hỏn

Ngoài ra, phát huy lợi thế của tuyến Quốc lộ 63 đi Kiên Giang trải dài qua các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, Trí Phải và tuyến lộ Xuyên Á dài hơn 40 km trải khắp các xã Hồ Thị Kỷ, Thới Bình, Biển Bạch Đông, Tân Bằng và Biển Bạch, huyện đang dần quy hoạch cụ thể phát triển vùng công nghiệp; trung tâm du lịch sinh thái, giải trí chất lượng cao. Đồng thời, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, chuối, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc thù

Đến nay cơ bản huyện đã hình thành vùng nguyên liệu lúa hữu cơ chất lượng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện giai đoạn 2015-2020 ước đạt 25.510 tỷ đồng, tăng gấp 3,06 lần so với giai đoạn 2010-2015. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh thực hiện, tạo chuyển biến rõ nét đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là về hình thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch...

Huyện đã tập trung phát triển 2 ngành hàng chủ lực (tôm và lúa gạo), trong đó ngành hàng lúa gạo đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận lúa sạch Thới Bình.

Về xây dựng đô thị động lực vùng và đô thị nội tại, ông Quách Phát Để cho biết: “Đô thị thị trấn Thới Bình hiện đã đạt 24/26 tiêu chí, hiện thị trấn quyết tâm củng cố để hoàn thành 2 tiêu chí còn lại, đồng thời điều chỉnh quy hoạch toàn ranh giới thị trấn nhằm chỉnh trang đô thị từng bước đi vào nền nếp đô thị văn minh”.

Xã Trí Phải cũng là một trong những địa phương được chọn xây dựng phát triển đô thị. Xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào tháng 9/2015, hiện đang phấn đấu là xã NTM nâng cao của huyện. Theo kết quả khảo sát, Trí Phải là xã có mặt bằng chung rất cao về hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, thu nhập…

“Trung tâm xã, đủ điều kiện phát triển lên đô thị loại V. Vừa qua, ngày 15/5/2020, UBND tỉnh có Công văn số 2988/UBND về chủ trương lập Đề án nâng xã Trí Phải lên đô thị loại V. Phòng Kinh tế - Hạ tầng đang phối hợp tư vấn rà soát các tiêu chí trình hội đồng xem xét, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2020”, ông Để cho biết thêm.

Mạng lưới hạ tầng giao thông ở huyện được phủ kín từ ấp đến xã, từ các trung tâm xã, thị trấn đến trung tâm huyện, liên huyện, liên tỉnh. Đây là động lực để huyện phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Huyện còn tập trung khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế gắn với tăng cường thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ. Riêng giai đoạn 2015-2020, tổng giá trị đạt 13.384 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 12,67%. Hệ thống chợ, các điểm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của Nhân dân.

Việc đầu tư tại các khu đô thị vệ tinh với quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ đang ngày càng được quan tâm. Thới Bình đang tiếp tục kêu gọi đầu tư khu thương mại, dịch vụ, khu nhà ở mật độ cao và các khu chức năng của thị trấn Thới Bình để kết nối vào tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam theo hướng Đông Nam, tạo điểm nhấn cho đô thị thị trấn Thới Bình phát triển./.

5 năm (2015-2020), huyện đầu tư xây dựng 394 công trình giao thông nông thôn, chiều dài 348,45 km, tổng nguồn vốn 277,266 tỷ đồng. So với giai đoạn 2010-2015 tăng 49 công trình và 138,73 tỷ đồng; hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ tỷ lệ cứng hoá theo tiêu chí NTM đạt 88,85%.

Đến nay, Thới Bình còn 710 hộ nghèo (tỷ lệ 2,03%) và 738 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,11%); đầu nhiệm kỳ, còn 2.640 hộ nghèo (tỷ lệ 7,94%) và 1.373 hộ cận nghèo (tỷ lệ 4,13%). Hiện huyện có 6/11 xã được công nhận xã NTM, đang trình tỉnh thẩm định thêm 2 xã, còn lại 3 xã dự kiến hoàn thành vào quý IV/2020.

Phong Phú

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.