ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 17:25:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Báo Cà Mau Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, tuy nhiên, sau một thời gian ra quân thì tình trạng lộn xộn tại các điểm chợ này lại tái diễn. Ðiều này đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý của ngành chức năng đối với các điểm chợ này.

Qua ghi nhận, điểm chợ nằm trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ cống Bà Ðiều đến cầu Lương Thế Trân, thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, đã tồn tại nhiều năm nay. Ðây cũng là một trong những khu chợ tự phát được cho phép tồn tại tạm thời nằm ngay sát tuyến Quốc lộ 1. Do đây là cửa ngõ phía Nam của TP Cà Mau đi về các huyện: Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển... nên lưu lượng xe tại khu vực này khá đông, nhất là vào các giờ cao điểm. Lượng xe đông đến độ, chỉ cần muốn qua đường đã khó. Thế nhưng, tại khu vực này, một khi sau đợt ra quân xử lý là người mua lẫn người bán sẽ trở lại tình trạng lộn xộn. Người bán ngang nhiên lấn chiếm lòng đường để buôn bán, người mua thì cứ vô tư đỗ xe ngay dưới lòng đường để lựa chọn mua hàng. Ðiều đáng chú ý là lượng xe khách, xe tải lớn lưu thông qua lại khu vực khá nhanh và đông, tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.

Chợ tự phát trên Quốc lộ 1, đoạn từ cống Bà Ðiều đến cầu Lương Thế Trân vẫn tồn tại, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chợ tự phát trên Quốc lộ 1, đoạn từ cống Bà Ðiều đến cầu Lương Thế Trân vẫn tồn tại, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mặc dù vậy, đối với nhiều hộ buôn bán tại đây thì lý do duy nhất vẫn là việc mưu sinh. Bà L.T.C, ngụ ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, chia sẻ: “Trồng được cây rau, củ khoai, bắt được con cá thì đem ra bán kiếm được đồng nào hay đồng nấy. Cũng biết việc ngồi đây bán là lấn chiếm, nhưng ngồi lùi vào trong thì rất khó bán, ai cũng lấn lấn ra ngoài hết bắt buộc mình phải làm theo mới bán được. Cũng vì cuộc sống mưu sinh nên phải làm, thấy có lực lượng kiểm tra thì dẹp vô thôi”.

Ðó cũng là lý do chung của nhiều hộ buôn bán tại các điểm chợ tự phát. Thế nhưng, cho dù lý do như thế nào thì việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, nhất là câu chuyện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông vẫn là vấn đề quan trọng.

Thực tế cho thấy, tình trạng tương tự cũng diễn ra tại điểm chợ gần cống Kinh Mới, nằm trên tuyến Quốc lộ 63 và việc tái diễn tình trạng lộn xộn tại các điểm chợ tự phát trên các tuyến quốc lộ đã xảy ra từ lâu. Nếu không có sự giám sát liên tục, chặt chẽ ngay từ đầu thì hành vi lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh sẽ tiếp tục tái diễn.

Chợ tự phát cống Kinh Mới (Phường 9) trên Quốc lộ 63 vẫn tái diễn tình trạng lộn xộn.

Chợ tự phát cống Kinh Mới (Phường 9) trên Quốc lộ 63 vẫn tái diễn tình trạng lộn xộn.

Ðể giải quyết dứt điểm tình trạng lộn xộn tại các điểm chợ tự phát trên các tuyến quốc lộ, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ nguy cơ TNGT, đồng thời vận động cả người bán lẫn người mua không giao dịch trên lòng lề đường. Việc kết hợp nhiều giải pháp cùng lúc sẽ là một giải pháp căn cơ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát trên tuyến quốc lộ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị./.

 

Lê Chí

 

Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua được kiềm chế, năm 2024 kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tính bền vững chưa cao, nhiều lỗi vi phạm mang tính chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT vẫn còn khá cao. Năm 2025, chủ đề công tác đảm bảo ATGT tại Cà Mau là "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đã tìm thấy nạn nhân mất tích sau va chạm giao thông thuỷ

Bằng nhiều phương thức, kết hợp các lực lượng và Nhân dân, nhưng do điều kiện sông sâu, nước chảy xiết, mãi đến khoảng 8 giờ 45 phút sáng nay (14/2), nạn nhân bị mất tích trong vụ va chạm làm chìm xuồng xảy ra vào sáng hôm qua (13/2) trên địa bàn xã Đất Mới (huyện Năm Căn) mới được tìm thấy.

Va chạm giao thông thuỷ, 1 người mất tích

Một vụ va chạm giao thông đường thuỷ xảy ra vào sáng nay (13/2) trên địa bàn huyện Năm Căn làm 1 người mất tích, đến chiều nay vẫn chưa tìm được.

Tự giác tuân thủ luật giao thông

Nghị định 100/2019/NÐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tăng cường xử phạt vi phạm giao thông, nhất là đối với các lỗi liên quan đến nồng độ cồn, tốc độ, sử dụng điện thoại khi lái xe... Việc áp dụng tăng mức phạt đã phần nào nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Nghị định 168 - Từng bước xây dựng văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP (Nghị định 168) từ khi ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 từng bước đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý vững chắc để mọi người tuân thủ pháp luật; qua đó, góp phần xây dựng văn hoá trong tham gia giao thông, tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông.

Không để ùn ứ khách sau tết

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, người dân đã bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành để chuẩn bị công việc và học tập. Lưu lượng người dân có tăng đột biến so với ngày thường, song tại các bến xe, tình trạng ùn ứ cục bộ không xảy ra, lượng xe ra vào bến vẫn được điều tiết thông suốt.

Tai tạn giao thông làm 1 người chết

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, trong 3 ngày Tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông, làm 1 người chết. Vụ việc xảy ra tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Tăng mức xử phạt giao thông: Răn đe, điều chỉnh hành vi

"Tai nạn giao thông (TNGT) gây ra những hậu quả rất nặng nề. Trong nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thì lỗi chủ quan vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Chính vì thế, việc tăng mức xử phạt được xem là sự răn đe, để người điều khiển giao thông điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, nêu quan điểm.

Chuyển biến mới trong chấp hành pháp luật giao thông

Với nỗ lực của lực lượng chức năng, cũng như việc Nghị định 168/2024/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực với mức phạt của một số hành vi vi phạm tăng lên, đã tạo chuyển biến mới trong chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT).