ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 29-9-23 04:28:31

Tận dụng đất trống tạo ra tiền

Báo Cà Mau (CMO) Thay vì để cỏ mọc um tùm, nông dân vùng chuyển dịch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tận dụng đất trống bờ bao vuông tôm trồng màu, trồng bắp. Thời gian gần đây, một số bà con còn trồng khoai từ trên đất bờ bao vuông tôm, hiệu quả khá cao.

Gia đình có hơn 10 công đất nuôi tôm, cua theo kiểu quảng canh truyền thống nhưng thời tiết diễn biến thất thường, con tôm lúc có lúc không, nhờ trồng khoai từ trên đất bờ bao vuông tôm mà gia đình bà Nguyễn Thị Lụa (ấp Ðất Cháy, xã Phong Lạc) vượt qua lúc khó khăn.

Bà Lụa cho biết, đã 20 năm qua bà mượn đất bờ bao vuông tôm bỏ trống của các chủ đất trong xóm để trồng khoai từ.

Trồng khoai từ trên bờ bao giúp gia đình bà Nguyễn Thị Lụa có thêm thu nhập.

Bà Lụa cho biết: “Khoai từ rất dễ trồng. Cứ tháng 11 âm lịch xới đất, phơi, rồi tháng 3 trồng. Không cần bón phân, tưới nước gì cả, đến tháng 10 âm lịch là có thể thu hoạch. Có điều cần lưu ý là khoai từ chỉ sống tốt trên đất bờ bao cao ráo, không ngập úng. Ðất bờ bao nhà tôi hơi thấp, không trồng được, vì vậy tôi phải mượn bờ bao người khác để trồng”.

Bờ bao nào được chủ đất cho mượn là bà Lụa nhận ngay rồi trồng khoai từ. Bà Lụa bảo, tính hết đất bờ bao, đất ven lộ, bà trồng cỡ 30 công. Vụ khoai từ năm nay, bà Lụa xuống giống 700 kg và đã thu hoạch được 4, 5 đợt.

“Năm nay khoai từ trồng trúng mùa lại có giá, thu hoạch hết chắc cỡ 3.000 kg. Giá bán khoai lớn 15.000 đồng/kg, khoai nhỏ 10.000 đồng/kg. Tính ra một năm thu nhập từ khoai được 10-20 triệu đồng. Năm nay thu nhập có nhích hơn, trồng khoai từ không cần vốn nhiều, chỉ cực công trồng”, bà Lụa phấn khởi.

Thấy mẹ mình trồng khoai từ khả quan, hơn 10 năm nay chị Nguyễn Thị Hạnh (ấp Ðất Cháy, xã Phong Lạc) cũng tận dụng đất bờ bao trống của gia đình để trồng khoai từ. Chị Hạnh cho biết: “Trồng khoai vừa có thêm thu nhập, vừa hạn chế cỏ mọc. Năm nay khoai có giá, vì giống khoai từ này ít người trồng”.

Dễ trồng, không cực công chăm sóc hay cần vốn liếng nhiều, lại cho thu nhập khá cao, mô hình trồng khoai từ trên đất bờ bao vuông tôm đang đem lại niềm vui cho nhiều nông hộ./.

 

Ngọc Minh

 

Nuôi cua trong hộp nhựa

Ðể nâng cao chất lượng cua tươi sống đến tay người tiêu dùng, anh Lê Hữu Nhiệm (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đang thí điểm mô hình nuôi cua thương phẩm (vỗ béo) trong hộp nhựa, bước đầu cho kết quả khả quan.

Nông nghiệp Cà Mau - Phát huy lợi thế, tạo sự khác biệt

Hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên bức tranh nông nghiệp Cà Mau đa dạng sắc màu và vô cùng độc đáo. Trong đó, tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn; tôm sạch, lúa hữu cơ... là những điểm chấm phá tiêu biểu.

Nuôi cua 2 giai đoạn - Hiệu quả, cải thiện môi trường

Cà Mau có diện tích nuôi cua lớn nhất, nhì đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là kết hợp với nuôi tôm sú, trên diện tích khoảng 248.000 ha; nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 2.000 ha.

Tạo môi trường nuôi tôm bền vững

Những năm trước đây, giá lúa trên thị trường khá thấp, giá vật tư nông nghiệp thì luôn ở mức cao, nhưng bà con nông dân huyện Cái Nước vẫn duy trì sản xuất lúa trên đất nuôi tôm để cải thiện môi trường, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển. Năm nay, giá lúa tăng mạnh, tạo thêm động lực cho bà con nông dân sản xuất vụ lúa - tôm.

Vẫn còn tình trạng tàu cá mất kết nối

Tính đến ngày 17/8, tỉnh Cà Mau có 1.496/1.496 tàu cá đang hoạt động đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đạt 100%.

Giải pháp để nông nghiệp Cà Mau đột phá

Sau gần 8 năm thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Ðề án), nhiều chuyển biến từ cách thức tổ chức cho đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm... được nhìn nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế mà tỉnh cần tiếp tục khắc phục để tạo đột phá, tiến tới mục tiêu nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Quyết liệt, trách nhiệm chống khai thác IUU

(CMO) Những năm qua, cùng với nỗ lực chung của quốc gia trong thực hiện nhiệm vụ gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC) cảnh báo đối với thuỷ sản Việt Nam, tỉnh Cà Mau đã quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Nâng tầm kinh tế lâm nghiệp từ nguồn giống chất lượng

(CMO) "Năng suất, chất lượng rừng trồng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cây giống. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng rừng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống... trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế", ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu thực trạng.

Khắc phục tồn đọng tại các cảng cá, bến cá

(CMO) Thời gian gần đây, tại các cửa biển, khu vực trước cảng cá đang cạn dần và nhu cầu nạo vét trở nên cấp thiết. Thế nhưng, các đơn vị này đang gặp khó về nguồn tích luỹ để thực hiện duy tu, sửa chữa và mời gọi đầu tư.

Phát triển bền vững nghề cá

(CMO) Song song với việc triển khai các giải pháp thực thi Luật Thuỷ sản và các quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo báo và không theo quy định (IUU), hiện nay, ngành thuỷ sản tỉnh đang tích cực chuyển đổi số nghề cá, triển khai thực hiện phần mềm số hoá, hiển thị đầy đủ các thông tin tàu cá xuất, nhập bến và hoạt động trên biển, truy xuất nhanh chóng, chính xác, góp phần đưa nghề cá tỉnh nhà phát triển bền vững.