ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 00:21:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tận tuỵ gieo mầm tri thức

Báo Cà Mau Tận tuỵ với sự nghiệp trồng người, cô Trần Thị Thọ, giáo viên Trường Tiểu học Nông trường U Minh 3, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, sự kiên trì và tinh thần cống hiến.

Bám trường, bám lớp trên quê hương thứ hai

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo (Thôn 5, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cô gái Trần Thị Thọ sớm nhận thức được giá trị của tri thức và khát khao được trở thành một nhà giáo. Nhưng ước mơ ấy không dễ dàng thực hiện khi hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, điều kiện học tập lúc bấy giờ còn hạn chế.

Năm 1998, khi mới tròn 15 tuổi, Thọ xin phép cha mẹ, rời quê theo anh chị vào Nam sinh sống để tiếp tục học tập. Nơi đất khách quê người - Cà Mau, thiếu vắng vòng tay yêu thương của cha mẹ, nhưng tình cảm và sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị, bạn bè là nguồn động lực cho cô nữ sinh phấn đấu. Những năm tháng ấy, cô vừa học bổ túc để hoàn thành chương trình THPT, vừa theo học sư phạm tại Trường Trung học Sư phạm Cà Mau, tuy vất vả nhưng cô chưa một lần có ý định từ bỏ. Chính tình yêu với nghề giáo đã tiếp thêm động lực để cô vượt qua khó khăn, kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn.

Năm 2003, cô Thọ tốt nghiệp, trở thành giáo viên tiểu học. Tưởng chỉ cần áp dụng kiến thức được học là có thể dễ dàng đứng trên bục giảng, nhưng thực tế lại không như vậy. Khi bắt đầu giảng dạy tại Trường Tiểu học 1 thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, cô đối mặt với nhiều bỡ ngỡ, từ cách soạn bài, đứng lớp, đến việc quản lý học sinh. Ở bậc tiểu học, giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Rồi những bỡ ngỡ đó cũng dần qua, những năm công tác tại trường, cô luôn nỗ lực cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tham gia và đạt thành tích giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên viết chữ đẹp cấp tỉnh.

Ðến năm 2008, cô Thọ theo chồng, chuyển về giảng dạy tại Trường Tiểu học Nông trường U Minh 3, huyện Trần Văn Thời. Khi ấy, điều kiện của trường còn thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn, trời mưa thì bùn lầy, trời nắng thì bụi mịt mù, có những ngày đi bộ cả 5 cây số để đến lớp. Vượt qua những thử thách ấy, cô đã gắn bó, bám trường, bám lớp.

Cô Trần Thị Thọ là giáo viên mẫu mực, luôn hết lòng vì học sinh.

Cô Trần Thị Thọ là giáo viên mẫu mực, luôn hết lòng vì học sinh.

Nhưng với cô, đó không phải là điều khó khăn nhất buổi đầu, mà điều cô trăn trở là việc tìm cách dạy học trò ở một nơi mà điều kiện tiếp cận giáo dục còn hạn chế. Học sinh vùng sâu đa số con nhà nông, cha mẹ bận rộn mưu sinh, ít có thời gian kèm cặp con cái; nhiều em đến lớp với tâm lý nhút nhát, rụt rè khi đọc bài...

Cô Thọ nhớ lại, có lần, một học sinh lớp cô chủ nhiệm đã khóc nức nở khi chuẩn bị bước vào giờ tập đọc, vì em ấy phát âm chưa đúng một số từ. Thế là cô Thọ kiên nhẫn rèn luyện cho em cách phát âm tròn vành, rõ tiếng, động viên em từng chút một. Rồi ngày qua ngày, em không chỉ đọc đúng hơn mà còn tự tin, thường xuyên xung phong đọc bài trước lớp. Những khoảnh khắc ấy khiến cô cảm nhận rõ ràng rằng, làm giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy chữ, mà còn là dạy cách tự tin, dạy cách yêu thương, dạy các em từng bước trưởng thành.

Dù khó khăn chồng chất, nhưng chính tình yêu thương dành cho học trò đã giúp cô Thọ vững vàng trước những thử thách. Cô tâm niệm rằng: "Trẻ tiểu học như tờ giấy trắng, nếu không tận tâm uốn nắn thì các em sẽ gặp khó khăn sau này. Làm nghề giáo không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là hành trình gieo hạt, kiên nhẫn chờ đợi từng mầm non lớn lên".

Gương sáng nhà giáo

Bằng sự tận tâm, cô không ngừng tìm tòi, đổi mới cách dạy, giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn. Cô lồng ghép các trò chơi, sử dụng tranh ảnh trực quan để tạo hứng thú cho học sinh. Những giờ học của cô Thọ giờ đây không còn là lý thuyết khô khan mà sinh động với những câu chuyện gần gũi, những bài học đạo đức nhẹ nhàng, giúp học sinh không chỉ học giỏi mà còn lễ phép, biết quan tâm đến bạn bè, thầy cô và mọi người.

Chính sự kiên trì và tận tuỵ ấy, cô đã giúp nhiều thế hệ học trò biết đọc, biết viết, biết yêu thương, trên hết là biết trân trọng con chữ - điều tưởng chừng đơn giản nhưng là chìa khoá mở ra cả tương lai. Chính vì lẽ đó, cô luôn được các em học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng.

Cô đã giúp nhiều thế hệ học trò biết đọc, biết viết, biết yêu thương, và trên hết, biết trân trọng con chữ, điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là chìa khoá mở ra cả tương lai.

Cô đã giúp nhiều thế hệ học trò biết đọc, biết viết, biết yêu thương, và trên hết, biết trân trọng con chữ, điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là chìa khoá mở ra cả tương lai.

Sau hơn 22 năm gắn bó với nghề, cô Thọ hiện là một trong những giáo viên tiêu biểu của Trường Tiểu học Nông trường U Minh 3. Cô đã đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào như: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Giáo viên viết chữ đẹp cấp tỉnh; Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh; cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp ghi nhận thành tích đóng góp xuất sắc cho ngành giáo dục. Với cô, mỗi thành tích đạt được chính là động lực để bản thân tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

“Ðể đạt được những thành tích trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia của Ban Giám hiệu nhà trường, sự dìu dắt của đồng nghiệp, những người đi trước", cô Thọ tâm tình.


Là người trực tiếp quản lý và theo dõi quá trình công tác của cô Thọ, thầy Ninh Ðức Tính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nông trường U Minh 3, chia sẻ: "Cô Trần Thị Thọ là giáo viên mẫu mực, luôn hết lòng vì học sinh. Cô không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn là người có trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn. Ðặc biệt, cô có tình yêu nghề rất lớn, luôn đặt học trò lên hàng đầu. Những năm qua, cô đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Không chỉ là giáo viên giỏi, cô còn là tấm gương về sự kiên trì, vượt khó. Những nỗ lực của cô chính là minh chứng cho tinh thần tận hiến của người giáo viên vùng sâu, vùng xa".


Không chỉ được Ban Giám hiệu đánh giá cao, cô Thọ còn được đồng nghiệp quý mến ở tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Cô Trần Thị Xuyến, đồng nghiệp của cô Thọ, chia sẻ đầy cảm xúc: "Cô Thọ không chỉ vững về chuyên môn nghiệp vụ mà còn rất hoà đồng, gần gũi với đồng nghiệp. Ai gặp khó khăn trong công việc, cô đều sẵn sàng giúp đỡ. Ðặc biệt, với những giáo viên trẻ mới vào nghề, cô tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. Nhìn cách cô tận tâm với từng học trò, tôi thật sự khâm phục và xem cô là tấm gương để học hỏi".

Hành trình gắn bó nghề, cô giáo Trần Thị Thọ không chỉ truyền cảm hứng cho học sinh, mà còn lan toả tinh thần yêu nghề đến đồng nghiệp, nhất là với các giáo viên trẻ. Cô thực sự là tấm gương sáng trong ngành giáo dục.

 

Hoàng Vũ

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.